Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9384 : 2012

BĂNG CHẮN NƯỚC DÙNG TRONG MỐI NỐI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - YÊU CẦU SỬ DỤNG

Waterstops for joint in construction works - Specifications for use

Lời nói đầu

TCVN 9384:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 290:2002 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9384:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BĂNG CHẮN NƯỚC DÙNG TRONG MỐI NỐI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - YÊU CẦU SỬ DỤNG

Waterstops for joint in construction works - Specifications for use

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho băng chắn nước dùng trong mối nối giữa hai khối xây hoặc hai cấu kiện bê tông có yêu cầu chống thấm của công trình xây dựng.

Các công trình chịu ăn mòn hóa chất có thể áp dụng tiêu chuẩn này với điều kiện vật liệu cấu thành băng chắn nước là loại chống ăn mòn.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2229:2007 (ISO 188:1998), Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo. Phép thử già hóa nhanh và độ chịu nhiệt.

TCVN 4501:2009, Chất dẻo - Phương pháp thử độ kéo giãn.

TCVN 4509:2006 (ISO 37:2005), Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo. Xác định các tính chất ứng suất giãn dài khi kéo.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Băng chắn nước (Waterstops)

Sản phẩm xây dựng có dạng băng dài được chế tạo sẵn để làm vật chắn nước chống thấm cho các mối nối công trinh xây dựng.

4. Phân loại

4.1. Theo đặc trưng vật lý

Theo đặc trưng vật lý, băng chắn nước được phân thành các loại sau:

- Băng chắn nước cứng: là các băng kim loại được chế tạo từ đồng (đồng đỏ, đồng thau), thép không gỉ, tôn tráng kẽm và các loại vật liệu cứng khác;

- Băng chắn nước mềm: là các băng được chế tạo từ cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, từ các pôlime khác như polyvinylclorua, polyuretan, polyetylen...

4.2. Theo khả năng biến dạng

Theo khả năng biến dạng, băng chắn nước được phân thành các loại sau:

- Băng dùng cho mối nối có chuyển dịch nhỏ (khe co giãn, mạch ngừng thi công): là băng không có cấu tạo bù chuyển dịch (mặt cắt ngang có dạng phẳng);

- Băng dùng cho mối nối có chuyển dịch lớn (khe giãn nở nhiệt, khe lún...): là băng có đoạn bù chuyển dịch tại tim băng (dạng ống rỗng, gập hình chữ U...).

4.3. Theo vị trí lắp đặt

Theo vị trí lắp đặt, băng chắn nước được phân thành các loại sau:

- Băng đặt trong: vị trí băng ở trong khối xây hoặc khối bê tông;

- Băng đặt ngoài: vị trí băng ở biên khối xây hoặc khối bê tông.

5. Yêu cầu sử dụng

5.1. Yêu cầu kỹ thuật chung cho băng chắn nước

Băng chắn nước phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, tối thiểu phải đáp ứng các điều kiện:

a) Đảm bảo yêu cầu chắn nước của công trình;

b) Tuổi thọ đạt yêu cầu thiết kế.

5.1.1.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9384:2012 về Băng chứa nước dùng trong mối nối công trình xây dựng – Yêu cầu sử dụng

  • Số hiệu: TCVN9384:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản