Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9260:2012

ISO 6284:1996

BẢN VẼ XÂY DỰNG - CÁCH THỂ HIỆN ĐỘ SAI LỆCH GIỚI HẠN

Construction drawings - Indication of limit deviation

Lời nói đầu

TCVN 9260 : 2012 hoàn toàn tương đương với ISO 6284 : 1996.

TCVN 9260 : 2012 được chuyển đổi từ TCXD 251 : 2001 (ISO 6284 : 1996) theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9260 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BẢN VẼ XÂY DỰNG - CÁCH THỂ HIỆN ĐỘ SAI LỆCH GIỚI HẠN

Construction drawings - Indication of limit deviation

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thể hiện độ sai lệch giới hạn trong bản vẽ xây dựng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5896 : 20121), Bản vẽ xây dựng - Chỗ bố trí hình vẽ, chú thích bằng chữ và khung tên trên bản vẽ.

TCVN 9261 : 20121), Xây dựng công trình - Dung sai - Cách thể hiện độ chính xác kích thước - Nguyên tắc và thuật ngữ.

ISO 286 - 1 : 1988 2), ISO code system for tolerances on linear sizes - Part 1: Basis of tolerances, deviations and fits (Hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về giới hạn và sự phù hợp - Phần 1: Các cơ sở của dung sai, độ sai lệch và sự phù hợp).

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 286 - 1 và TCVN 9261 : 2012.

4. Quy định chung

Độ lệch giới hạn chỉ được thể hiện trong bản vẽ khi có yêu cầu kiểm tra kích thước, phương hướng hoặc hình dạng.

5. Cách thể hiện độ sai lệch giới hạn

5.1. Khi có yêu cầu về độ chính xác được xác định bằng độ sai lệch giới hạn, cần sử dụng các cách sau để thể hiện độ sai lệch giới hạn:

a) Trường hợp độ lệch lặp lại cần có phần chú thích bằng chữ, (xem TCVN 5896 : 2012);

b) Được xếp cùng hoặc liền kề với lời chú thích của các hình vẽ khi độ sai lệch giới hạn chỉ áp dụng cho kích cỡ bên trong hình vẽ (ví dụ: như hình vẽ chi tiết tiết diện);

c) Được xếp cùng hoặc liền kề với kích cỡ có liên quan khi độ sai lệch giới hạn chỉ áp dụng với kích cỡ này.

5.2. Độ sai lệch giới hạn về kích cỡ sẽ thể hiện bằng kích cỡ chuẩn và các độ sai lệch giới hạn. Kích thước chuẩn và giá trị của độ sai lệch giới hạn được tính bằng milimet (xem Hình 1 và Hình 2). Trong trường hợp góc, kích thước chuẩn và độ sai lệch giới hạn được tính bằng độ, trường hợp cần thiết được tính bằng “gon”.

Các thông tin về độ lệch giới hạn thể hiện trên bản vẽ phải phù hợp với ví dụ trong Hình 1a) với trường hợp độ lệch giới hạn đối xứng và phù hợp với Hình 1b) hay Hình 1c) với trường hợp độ lệch giới hạn không đối xứng.

Kích thước tính bằng milimet

Hình 1 - Ví dụ thể hiện độ sai lệch giới hạn v kích c

5.3. Độ lệch giới hạn về kích thước của vị trí là độ lệch giới hạn kích thước dùng để định vị bộ phận này so với bộ phận khác, ví dụ như m

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9260:2012 (ISO 6284:1996) về Bản vẽ xây dựng - Cách thể hiện độ sai lệch giới hạn

  • Số hiệu: TCVN9260:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản