Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9169:2012

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU - QUY TRÌNH TƯỚI NHỎ GIỌT

Hydraulic structure - Irrigation and drainage system - Drip irrigation process

Lời nói đầu

TCVN 9169:2012 được xây dựng từ kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây nho và cây thanh long vùng khô hạn Nam Trung Bộ”.

TCVN 9169:2012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU - QUY TRÌNH TƯỚI NHỎ GIỌT

Hydraulic structure - Irrigation and drainage system - Drip irrigation process

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định chọn hệ thống tưới nhỏ giọt và yêu cầu kỹ thuật tưới nhỏ giọt.

2. Thuật ngữ định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau.

2.1 Hệ thống tưới nước nhỏ giọt (Drip irrigation system)

Bao gồm: (1) Nguồn nước, cụm công trình đầu mối (water source, head works)

               (2) Hệ thống đường ống dẫn (main pipeline)

               (3) Ống tưới, vòi tưới (lateral, dripper)

3. Quy trình tưới

3.1 Quy trình lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt

Thiết bị hệ thống yêu cầu thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, do vậy quy trình lắp đặt đều phải tuân theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

- Cụm đầu mối: Máy bơm, bình trộn phân, bộ lọc, van áp lực, đồng hồ lưu lượng, đồng hồ áp lực, van xả khí.

- Hệ thống dẫn: Đường ống dẫn chính được chôn sâu 50 cm, đường ống nhánh chôn sâu 40 cm và 30 cm. Cuối đường ống chính lắp đặt van xả khí, cuối đường ống nhánh lắp đặt nắp bịt xả cặn.

- Dẫn tưới trên mỗi lô: Tại mỗi lô có 1 van điều tiết, đường ống tưới, vòi nhỏ giọt.

- Thiết bị đo độ ẩm gắn vào tensiometer được chôn cố định trong vòng tròn bán kính hút ẩm của cây. Chiều sâu chôn theo các độ sâu: 20 cm; 50 cm và 80 cm.

3.2 Quy trình vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt

3.2.1 Kiểm tra trước khi vận hành

3.2.1.1 Máy bơm và động cơ

Máy bơm và động cơ của hệ thống phải thường xuyên kiểm tra và bảo trì các hạng mục sau:

- Kiểm tra dầu bôi trơn máy có sạch không;

- Kiểm tra nguồn điện có khớp với điện thế và tần số ghi trên nhãn động cơ;

- Kiểm tra dây tiếp điện của động cơ;

- Đường ống hút, trỏ cửa vào;

- Kiểm tra độ ổn định và ăn mòn của bệ máy.

Cần kiểm tra thường xuyên hệ thống điện (bởi thợ điện) bao gồm các đầu nối và thiết bị bên trong bộ khởi động và động cơ:

- Kiểm tra liên kết giữa máy bơm và động cơ.

- Kiểm tra toàn bộ các bu lông về độ chặt và độ ăn mòn.

- Kiểm tra định kỳ các thiết bị lọc tự động hoặc bằng tay, xem xét kỹ mức độ thích hợp và tình trạng sạch sẽ. Kiểm tra thiết bị an toàn cho vận hành thiết bị lọc.

- Kiểm tra toàn bộ đường ống.

- Kiểm tra các cuộn cảm ứng (từng cái một) mỗi tuần một lần.

- Kiểm tra độ chính xác trong hoạt động, xác nhận toàn bộ thiết bị phụ và các cảm biến hoạt động đúng. Các dịch vụ sau đó theo đề nghị của nhà sản xuất.

- Các van cô lập cần được kiểm tra hàng năm tại các vị trí hoạt động của chúng.

- Hệ thống điều khiển cần phải được kiểm tra hàng năm đúng theo kỳ hạn được cập nhật phần mềm cũng như phầ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9169:2012 về Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Quy trình tưới nhỏ giọt

  • Số hiệu: TCVN9169:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản