Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9053:2011

ISO 8713:2005

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHẠY ĐIỆN – TỪ VỰNG

Electric road vehicles – Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 9053:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 8713:2005.

TCVN 9053:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHẠY ĐIỆN – TỪ VỰNG

Electric road vehicles – Vocabulary

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này xác lập từ vựng của các thuật ngữ sử dụng trong các tiêu chuẩn chung liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ chạy điện, sau đây gọi tắt là xe điện. Tiêu chuẩn này không đưa ra các định nghĩa cho tất cả các chi tiết trong một phương tiện (gọi tắt là xe) mà tập trung vào các thuật ngữ dành riêng cho xe điện.

Hình 1 tập hợp thành nhóm theo sơ đồ các bộ phận cấu thành của một xe điện.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa "phương tiện giao thông đường bộ chạy điện" được hiểu theo nghĩa chung. Với sự phát triển của các công nghệ mới đối với các xe hybrid, xe chạy pin nhiên liệu và các loại xe khác, cần xem xét thêm các định nghĩa thích hợp cho việc mở rộng họ của các xe chạy điện.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Khả năng tăng tốc

v1 đến v2

Thời gian ngắn nhất yêu cầu để xe có thể tăng tốc từ vận tốc v1 đến vận tốc v2.

2.2. Mạch điện phụ

Mạch điện (2.25) cung cấp các chức năng cho xe khác với chức năng đẩy, được dùng như các hệ thống phụ (2.3)

2.3. Hệ thống phụ

Hệ thống lắp trên xe khác với hệ thống đẩy (2.47) được vận hành bằng điện năng.

VÍ DỤ: Đèn, động cơ gạt nước kính chắn gió, rađio.

2.4. Cách điện cơ bản

Cách điện của các chi tiết có dòng điện chạy qua (2.32) cần thiết để bảo vệ chống tiếp xúc (trong điều kiện không có lỗi sai sót).

Xem cách điện kép (double insulation) (2.19), cách điện tăng cường (reinforced insulation) (2.52) và cách điện bổ sung (supplementary insulation) (2.54)

CHÚ THÍCH: Cách điện cơ bản không nhất thiết phải bao gồm cách điện được sử dụng riêng cho mục đích chức năng.

2.5. Ắc quy

Bộ tích điện (2.27) điện hóa gồm có các cực dương và âm và chất điện phân và điện áp danh định bằng điện áp danh định của cặp điện hóa.

2.6. Cực nối của ắc quy

Chi tiết có dòng điện chạy qua (2.32) ở bên ngoài hộp ắc quy kéo (2.9) nhằm để truyền điện năng.

2.7. Bộ điều chỉnh/hệ thống điều khiển ắc quy

Hệ thống điều chỉnh công suất đến và ra khỏi bộ tích điện (2.27), cung cấp giao diện liên lạc giữa bộ tích điện và các bộ phận khác và cũng có thể giám sát và/hoặc điều chỉnh các chức năng khác của ắc quy (cung cấp nước, nhiệt độ, sự tuần hoàn của chất điện phân v.v…) và cung cấp giao diện khác, các chức năng điều chỉnh khác và một giao diện cho người vận hành.

2.8. Mođun ắc quy

Khối (bộ) ắc quy

Sự tập hợp thành nhóm của các ắc quy được nối với nhau trong một cụm cơ và điện duy nhất.

2.9. Hộp ắc quy

Hộp ắc quy kéo

Cụm lắp cơ khí đơn gồm có các mođun ắc quy (2.8) và các khung hoặc mâm kẹp chặt nhưng có thể bao gồm các bộ phận khác (ví dụ để kiểm tra mức dung dịch và nhiệt độ).

2.10. Bộ nạp

Bộ nạp ắc quy

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9053:2011 (ISO 8713:2005) về Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện - Từ vựng

  • Số hiệu: TCVN9053:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản