GIỐNG CÂY TRỒNG - PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH RUỘNG GIỐNG
Crops seed and seedling - Field inspection method
Lời nói đầu
TCVN 8550:2018 thay thế TCVN 8550:2011
TCVN 8550:2018 do Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIỐNG CÂY TRỒNG - PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH RUỘNG GIỐNG
Crops seed and seedling - Field inspection method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá tính đúng giống, tính đồng nhất, độ thuần của giống cây trồng.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Lô kiểm định (Inspection lot)
Lô ruộng giống cây hàng năm: Diện tích xác định của một hoặc nhiều ruộng giống liền khoảnh, có cùng loại đất, điều kiện tưới tiêu, nguồn gốc và cấp giống, áp dụng cùng quy trình kỹ thuật và thời gian gieo trồng, có biểu hiện về sinh trưởng, phát triển như nhau.
Lô cây giống cây lâu năm: Số lượng xác định cây giống của cùng một giống có nguồn gốc, độ tuổi, phương pháp nhân giống, điều kiện sản xuất và quy trình chăm sóc, biểu hiện về sinh trưởng, phát triển như nhau.
2.2
Bản mô tả giống (Varietal Description)
Bản mô tả trạng thái biểu hiện các tính trạng đặc trưng của giống để phân biệt với các giống khác trong cùng loài do cơ quan bảo hộ, cơ sở khảo nghiệm hoặc tác giả giống công bố.
2.3
Cây khác dạng (Off-type plant)
Cây có một hoặc nhiều tính trạng khác biệt rõ ràng với các tính trạng đặc trưng có trong bản mô tả của giống được kiểm định.
2.4
Cây khác loài (Other plant)
Cây thuộc loài cây trồng khác, không cùng loài với giống được kiểm định.
2.5
Tính đúng giống (Trueness of variety)
Sự phù hợp về các tính trạng đặc trưng của cây giống trong lô kiểm định so với bản mô tả giống.
2.6
Tính đồng nhất (Uniformity)
Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.
2.7
Độ thuần giống (Varietal purity)
Tỷ lệ phần trăm số cây đồng nhất về các tính trạng đặc trưng của giống so với tổng số cây kiểm tra.
3.1 Người kiểm định
Người kiểm định có kinh nghiệm, nắm vững những tính trạng đặc trưng của giống, kỹ thuật nhân giống và các quy định quản lý chất lượng giống cây trồng, nhận biết được những loại sâu, bệnh hại chính trên từng loài cây trồng được kiểm định;
Người kiểm định phải đánh giá lô giống một cách độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định của mình.
3.2 Người sản xuất, người nhập khẩu
Người sản xuất, người nhập khẩu giống phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến lô cây giống/ruộng giống cho người kiểm định.
3.3 Thời điểm và số lần kiểm định
Lô cây giống, ruộng giống phải được ki
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 588/QĐ-BKHCN năm 2018 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8550:2011 về giống cây trồng - phương pháp kiểm định ruộng giống
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8669:2011 về Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định ruộng giống
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10910:2016 về Hạt giống cây trồng - Hướng dẫn xác định khả năng sống bằng phép thử Tetrazolium
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11768:2017 về Giống cây lâm nghiệp - Cây giống thảo quả
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8550:2018 về Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định ruộng giống
- Số hiệu: TCVN8550:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực