Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Hydraulics structures - Element and volume of the topographic survey in design stages
Lời nói đầu
TCVN 8478:2018 thay thế TCVN 8478.
TCVN 8478:2018 do Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ
Hydraulics structures - Element and volume of the topographic survey in design stages
Tiêu chuẩn này áp dụng để xác định thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8226 Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về khảo sát mặt cắt và bình đồ địa hình các tỷ lệ từ 1/200 đến 1/5000.
NCTKT: Nghiên cứu tiền khả thi;
NCKT: Nghiên cứu khả thi;
TKKT: Thiết kế kỹ thuật;
BVTC: Bản vẽ thi công;
BCKTKT: Báo cáo kinh tế kỹ thuật;
CĐT: Chủ đầu tư;
CNDA: Chủ nhiệm dự án;
CTTK: Chủ trì thiết kế chuyên ngành;
CNĐH: Chủ nhiệm chuyên ngành địa hình;
NVPAKSĐH: Nhiệm vụ và phương án khảo sát địa hình;
BCĐH: Báo cáo kết quả khảo sát địa hình;
T (%): Hệ số tỷ lệ thay đổi địa hình, địa vật: Mức độ sử dụng tài liệu địa hình thể hiện qua hệ số T xác định từ số lượng điểm kiểm tra, được tính như sau:
T (%) = (Số điểm thay đổi / Tổng số điểm kiểm tra) %.
GPMB: Giải phóng mặt bằng;
GPS: Hệ thống định vị toàn cầu;
F: Diện tích đo vẽ, ha;
B: Độ rộng phạm vi đo vẽ công trình, m;
b: Độ rộng thiết kế công trình, m;
α: Độ dốc địa hình, độ;
h: Chênh cao đường đồng mức, m;
D: Độ rộng chân của công trình (m): Khoảng cách vị trí giao cắt giữa chân công trình với mặt đất tự nhiên (xem hình vẽ ở Phụ lục C của tiêu chuẩn này).
4.1.1 Quy định: Hệ tọa độ sử dụng là hệ tọa độ Quốc gia VN 2000.
4.1.2 Đối với công trình nhỏ ở vùng hẻo lánh, biên giới hải đảo quá xa hệ thống tọa độ quốc gia, cho phép sử dụng lưới tọa độ của bản đồ 1/50 000,1/25 000 và 1/10 000 (nếu có). Phải đo tuyến khép kín thống nhất cho toàn công trình.
4.2.1 Quy định: Hệ cao độ sử dụng là hệ cao độ Quốc gia, điểm gốc là Hòn Dấu - Hải Phòng.
4.2.2 Đối với công trình nhỏ ở vùng hẻo lánh, biên giới hải đảo, cách quá xa hệ thống cao độ quốc gia, cho phép sử dụng cao độ đo bằng GPS hoặc theo bản đồ 1/50 000, 1/25 000 và 1/10 000 (nếu có). Phải đo tuyến khép kín thống nhất cho toàn công trình.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8478:2010 về công trình thủy lợi – Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8226:2009 về công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về khảo sát mặt cắt và bình đồ địa hình các tỷ lệ từ 1/200 đến 1/5000
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9902:2016 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế đê sông
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11322:2018 về Công trình thủy lợi - Màng chống thấm HDPE - Thiết kế, thi công, nghiệm thu
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12196:2018 về Công trình thủy lợi - Thí nghiệm mô hình vật lý sông
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8478:2018 về Công trình thủy lợi - Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế
- Số hiệu: TCVN8478:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra