Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11322:2018

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - MÀNG CHỐNG THẤM HDPE - THIẾT KẾ, THI CÔNG, NGHIỆM THU

Hydraulic structures - HDPE geomembrane - Design, Constructinon, Acceptance

 

Lời nói đầu

TCVN 11322 : 2018 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - MÀNG CHỐNG THẤM HDPE - THIẾT KẾ, THI CÔNG, NGHIỆM THU

Hydraulic structures - HDPE geomembrane - Design, Construction, Acceptance

1  Phạm vi áp dụng

- Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế, thi công, nghiệm thu màng chống thấm HDPE để chống thấm công trình thủy lợi bằng đất (đập đất, đập đất đá hỗn hợp, kênh, ao, hồ) xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa;

- Tiêu chuẩn này áp dụng cho đập có chiều cao nhỏ hơn 15m, nếu sử dụng cho đập có quy mô lớn hơn phải có luận chứng cụ thể.

- Màng chống thấm HDPE quy định trong tiêu chuẩn này chỉ có tính năng chống thấm (hoặc ngăn chặn thẩm thấu chất ô nhiễm) cho công trình.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

- TCVN 8216:2009, Thiết kế đập đất đầm nén.

- TCVN 8222:2009, Vải địa kỹ thuật - Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Màng chống thấm HDPE (HDPE geomembrane)

Màng chống thấm HDPE là màng polymer tổng hợp ở dạng cuộn hoặc tấm, mỏng, dễ uốn, có hệ số thấm thấp (K = 10-12 + 10-16 cm/s), được sử dụng để chống thấm cho công trình đất, đá, bê tông.

3.2

Rãnh neo vải (Anchoring trench)

Rãnh neo vải là rãnh đất chôn mép màng chống thấm có tác dụng neo, giữ cho màng ổn định không bị tuột hay chuyển dịch.

3.3

Vật liên kết (Coupling object)

Vật liên kết là các vật làm bằng polymer để liên kết màng chống thấm HDPE với các kết cấu khác như bê tông, gạch, đá xây

3.4

Lớp bảo vệ (Protecting cover)

Lớp bảo vệ là lớp vật liệu có tác dụng chống lại các tác động phá hoại trực tiếp như sóng, mưa, vật nổi, vật sắc nhọn.

3.6

Lớp phủ (Blanket)

Lớp phủ là lớp đất phía bên ngoài màng chống thấm có tác dụng bảo vệ khỏi những tác động xấu từ bên ngoài và áp lực nước đẩy ngược từ bên trong.

4  Yêu cầu thiết kế

4.1  Lựa chọn màng HDPE chống thấm cho công trình thủy lợi

Chiều dày màng chống thấm HDPE khi sử dụng trong công trình thủy lợi được lựa chọn dựa vào điều kiện thi công, tính chất vật liệu đất và thỏa mãn yêu cầu trong Bảng 1.

Bảng 1 - Chiều dày tối thiểu màng chống thấm HDPE trong công trình thủy lợi

Loại công trình

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11322:2018 về Công trình thủy lợi - Màng chống thấm HDPE - Thiết kế, thi công, nghiệm thu

  • Số hiệu: TCVN11322:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản