Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ĐƯỜNG – PHƯƠNG PHÁP BRAUNSCHWEIG ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỘ PHÂN CỰC CỦA ĐƯỜNG TRẮNG BẰNG PHÉP ĐO PHÂN CỰC
The Braunschweig method for the polarisation of white sugar by polarimetry
Lời nói đầu
TCVN 8465:2010 hoàn toàn tương đương với GS 2/3-1:1994;
TCVN 8465:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F18 Đường, sản phẩm đường và mật ong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
ĐƯỜNG – PHƯƠNG PHÁP BRAUNSCHWEIG ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỘ PHÂN CỰC CỦA ĐƯỜNG TRẮNG BẰNG PHÉP ĐO PHÂN CỰC
The Braunschweig method for the polarisation of white sugar by polarimetry
Tiêu chuẩn này dùng để xác định độ quay quang của các dung dịch đường trắng và sản phẩm đường trắng đặc biệt được so sánh với độ quay quang của dung dịch sacaroza tinh khiết [1], [2].
Tiêu chuẩn được sử dụng trong các phép phân tích quy định và có thể áp dụng cho các loại đường trắng và các sản phẩm đường trắng tinh luyện khác có độ màu và độ đục thấp, không cần phải tinh sạch và có phần hao hụt khối lượng khi sấy không lớn hơn 0,1 %. Đối với các loại đường trắng, nếu không tinh sạch sẽ không đo được độ phân cực thì tiến hành theo TCVN 7277 (GS 1/2/3-1) Xác định pol của đường thô bằng phương pháp đo độ phân cực [2].
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1. Dung dịch đường chuẩn (normal sugar solution)
Dung dịch chứa 26,0160 g sacaroza tinh khiết được cân ở điều kiện chân không và được hòa tan trong nước ở 20,00 °C đến thể tích cuối cùng 100,000 ml. Dung dịch này chứa tương ứng 26,000 g sacaroza được cân trong không khí và được hòa tan trong nước ở 20,00 °C đến thể tích cuối cùng 100,000 ml [3], [4].
3.2. Cơ sở của điểm 100 °Z của thang đường quốc tế [3], [4] (The basis of the 100 °Z point of International Sugar Scale)
Độ quay quang của dung dịch chuẩn sacaroza tinh khiết (3.1) tại bước sóng 546,2271 nm tương ứng với vạch xanh của đồng vị thủy ngân 198Hg, trong điều kiện chân không, ở 20,00 °C trong ống 200,000 mm.
Giá trị của độ quay quang này là 40,777° ± 0,001°. Đối với các bước sóng khác, sử dụng công thức Bunnagel về độ quay quang riêng của sacaroza[5]. Đối với ánh sáng vàng natri đã lọc sắc thì ở bước sóng 589,4400 nm trong điều kiện chân không, điểm 100 °Z tương ứng với góc 34,626° ± 0,001°. Đối với các thiết bị nêm thạch anh, bước sóng hiệu quả [3] được cố định ở 587,0000 nm tạo ra điểm 100 °Z tương ứng với góc 34,934° ± 0,001°. Góc quay này là không đáng kể nhưng được dùng để tính giá trị đường trên tấm chuẩn thạch anh dùng cho các thiết bị nêm thạch anh[6].
Độ quay quang của mẫu đường là tổng hiệu ứng chính của hàm lượng saccaroza, đã bị biến đổi bởi lượng nhỏ của các thành phần hoạt tính quang học khác.
Đây là các phép phân tích vật lý bao gồm ba bước cơ bản:
- chuẩn bị dung dịch chuẩn của mẫu trong nước đựng trong bình định mức 100 ml;
- xác định khối lượng của dung dịch để tính thể tích hiệu chỉnh [1]; và
- xác định độ phân cực bằng cách đo độ quay quang của dung dịch so với độ quay quang của dung dịch chuẩn sacaroza.
5.1. Dụng cụ đo độ đường có thang đường quốc tế-được hiệu chuẩn bằng °Z, có thể đọc chính xác đến ± 0,01 °Z.
CHÚ THÍCH: Các dụng cụ đo
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6329:2001 (ICUMSA GS2 - 33 : 1994) về đường trắng - xác định Sulphit bằng phương pháp so màu Rosanilin - phương pháp chính thức do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6333:2010 (GS 2/3-9:2005) về Đường - Xác định độ màu của dung dịch đường ở pH 7,0
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8462:2010 (GS 2/3-10:2005) về Đường - Xác định độ màu của dung dịch đường trắng
- 1Quyết định 3034/QĐ-BKHCN năm 2010 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7277:2003 (GS 1/2/3 - 1 : 1994) về xác định độ pol của đường thô bằng phương pháp đo độ phân cực – phương pháp chính thức do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6329:2001 (ICUMSA GS2 - 33 : 1994) về đường trắng - xác định Sulphit bằng phương pháp so màu Rosanilin - phương pháp chính thức do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6333:2010 (GS 2/3-9:2005) về Đường - Xác định độ màu của dung dịch đường ở pH 7,0
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8462:2010 (GS 2/3-10:2005) về Đường - Xác định độ màu của dung dịch đường trắng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7153:2002 (ISO 1042:1998) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh - Bình định mức
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8465:2010 (GS 2/3-1 : 1994) về Đường - Phương pháp Braunschweig để xác định độ phân cực của đường trắng bằng phép đo phân cực
- Số hiệu: TCVN8465:2010
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra