Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8445 : 2010

TINH DẦU – XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ KHÚC XẠ

Essential oils – Determination of refractive index

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chỉ số khúc xạ của các loại tinh dầu.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8443 (ISO 356), Tinh dầu – Chuẩn bị mẫu thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Chỉ số khúc xạ,  (refractive index, )

Tỷ số giữa sin của góc tới với sin của góc khúc xạ, khi tia sáng có bước sóng xác định đi qua không khí vào tinh dầu được giữ ở nhiệt độ không đổi.

CHÚ THÍCH: Bước sóng quy định là 589,3 nm ± 0,3 nm tương ứng với các vạch D1 và D2 của phổ natri.

4. Nguyên tắc

Tùy theo loại thiết bị được sử dụng mà góc khúc xạ được đo trực tiếp hoặc đo theo giới hạn của khúc xạ tổng, trong các điều kiện mẫu tinh dầu được duy trì đẳng hướng và trong suốt.

5. Thuốc thử

5.1. Các sản phẩm chuẩn, loại dùng cho đo khúc xạ, để điều chỉnh máy đo khúc xạ, như sau:

5.1.1. Nước cất, có chỉ số khúc xạ là 1,3330 ở 20°C.

5.1.2. p-Cymen, có chỉ số khúc xạ 1,4906 ở 20°C.

5.1.3. Benzyl benzoat, có chỉ số khúc xạ là 1,5685 ở 20°C.

5.1.4. 1-Bromonaphtalen, có chỉ số khúc xạ là 1,6585 ở 20°C.

6. Thiết bị, dụng cụ

6.1. Máy đo khúc xạ, cho phép đọc trực tiếp các chỉ số khúc xạ từ 1,3000 đến 1,7000, có độ chính xác ± 0,0002.

6.2. Bộ ổn nhiệt hoặc dụng cụ duy trì nhiệt độ, để đảm bảo cho nước được tuần hoàn qua máy đo khúc xạ, để giữ được dụng cụ đo ở nhiệt độ chuẩn trong vòng ± 0,2 °C.

6.3. Nguồn ánh sáng, ánh sáng natri.

CHÚ THÍCH: Ánh sáng khuếch tán hoặc ánh sáng từ đèn điện có thể dùng cho máy đo khúc xạ được gắn với bộ bù sắc.

6.4. Tấm thủy tinh (tùy chọn), có chỉ số khúc xạ đã biết.

7. Lấy mẫu

Điều quan trọng là mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản.

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo phương pháp quy định trong TCVN 8442 (ISO 212)1).

8. Cách tiến hành

8.1. Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 8443 (ISO 356). Đưa mẫu thử về nhiệt độ cần đo.

8.2. Điều chỉnh máy đo khúc xạ

8.2.1. Chỉnh máy đo khúc xạ (6.1) bằng cách đo chỉ số khúc xạ của sản phẩm chuẩn nêu trong 5.1.1 đến 5.1.4.

CHÚ THÍCH: Một số thiết bị có thể được chỉnh bằng cách sử dụng tấm thủy tinh (6.4), theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thiết bị.

8.2.2. Đảm bảo rằng máy đo khúc xạ (6.1) được duy trì ở nhiệt độ đọc kết quả.

Nhiệt độ này không được sai khác với nhiệt độ chuẩn quá ± 0,2°C trong suốt quá trình thử nghiệm.

Nhiệt độ chuẩn là 20°C, ngoại trừ các loại tinh dầu khi ở nhiệt độ này không ở trạng thái lỏng, trong trường hợp này thì sử dụng nhiệt độ là 25°C hoặc 30°C tùy thuộc vào điểm nóng chảy của các loại tinh dầu này.

9. Phép xác định

Đặt mẫu thử đã đư

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8445:2010 (ISO 280:1998) về Tinh dầu - Xác định chỉ số khúc xạ

  • Số hiệu: TCVN8445:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản