Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8396:2012

LƯỚI RÊ BA LỚP KHAI THÁC CÁ NƯỚC NGỌT – THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN, KỸ THUẬT LẮP RÁP VÀ KỸ THUẬT ĐÁNH BẮT

Trammel net for freshwater fish catch – Basic dimensional parameters, assembly and fishing technique

Lời nói đầu

TCVN 8396:2012 được chuyển đổi từ các tiêu chuẩn ngành 28 TCN 87:88 và 28 TCN 88:88 thành tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

TCVN 8396:2012 do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

LƯỚI RÊ BA LỚP KHAI THÁC CÁ NƯỚC NGỌT – THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN, KỸ THUẬT LẮP RÁP VÀ KỸ THUẬT ĐÁNH BẮT

Trammel net for freshwater fish catch – Basic dimensional parameters, assembly and fishing technique

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp lưới rê ba lớp và kỹ thuật khai thác cá nước ngọt sử dụng lưới rê ba lớp tại các vùng nước tĩnh như hồ tự nhiên, hồ chứa nước, sông cụt…có độ sâu từ 1 m trở lên.

CHÚ THÍCH: Đối tượng khai thác chủ yếu là cá trôi (Cirrhina molitrix Harmande), cá mè hoa (Aristichthys nobillis Rich). Ngoài ra còn khai thác được những loài cá khác có kích thước phù hợp.

2. Thông số kích thước cơ bản (xem Hình 1).

2.1. Chiều dài tấm lưới

Chiều dài một tấm lưới sau khi lắp ráp là 50 m với dung sai ± 10%.

2.2. Chiều cao tấm lưới

2.2.1. Lưới khai thác cá nổi hoặc nhiều loại đối tượng khác nhau có chiều cao tấm lưới sau khi lắp ráp bằng 1,2 độ sâu trung bình của ngư trường, nhưng không vượt quá 15 m khi khai thác ở ngư trường có độ sâu trên 15 m.

2.2.2. Lưới khai thác cá tầng đáy có chiều cao tấm lưới sau khi lắp ráp bằng 0,8 độ sâu của ngư trường nhưng không vượt quá 10 m khi đánh bắt ở ngư trường có độ sâu trên 12 m.

2.3. Kích thước mắt lưới

2.3.1. Kích thước mắt lưới lớp giữa tính theo lưới đánh cá đóng trên cơ sở khối lượng cá thể nhỏ nhất đạt tiêu chuẩn cá thịt của đối tượng khai thác chủ yếu (xem Phụ lục A).

2.3.2. Kích thước mắt lưới lớp ngoài bằng từ 4 lần đến 6 lần kích thước mắt lưới lớp giữa. Đối tượng đánh bắt có thân hình thon, dài thì dùng hệ số 4, nếu thân to ngang dùng hệ số 6, thân trung bình dùng hệ số 5.

Hình 1 – Cấu tạo vàng lưới rê ba lớp khai thác cá nước ngọt

2.4. Đường kính chỉ lưới

2.4.1. Đường kính chỉ lưới lớp giữa, d, quy định theo tỷ lệ d/ag:

Khai thác ở ngư trường đáy có chướng ngại vật: d/ag = từ 0,008 đến 0,009.

Khai thác ở ngư trường đáy không có chướng ngại vật: d/ag = từ 0,006 đến 0,0075.

Đối tượng nhạy cảm, tìm cách lẩn tránh khi gặp lưới (ví dụ cá chép) dùng hệ số d/ag nhỏ. Ngược lại đối tượng hoạt động mạnh, phá lưới khi mắc lưới (ví dụ cá trắm cỏ) dùng hệ số d/ag lớn.

2.4.2. Đường kính chỉ lưới lớp ngoài, D, bằng từ 1,8 lần đến 2,5 lần đường kính chỉ lưới lớp giữa.

2.5. Nguyên liệu lưới

Nguyên liệu lưới: sợi polyamid (PA) (xem Phụ lục B).

2.6. Màu sắc chỉ lưới

Màu sắc chỉ lưới lớp giữa phù hợp với màu nước. Ví dụ màu xám, xanh, trắng.

Màu sắc chỉ lưới l

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8396:2012 về Lưới rê ba lớp khai thác cá nước ngọt - Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt

  • Số hiệu: TCVN8396:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản