- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN8267-1:2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ chảy
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN8267-2:2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Phương pháp thử - Phần 2: Xác định khả năng đùn chảy
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN8267-3:2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ cứng Shore A
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8267-4 : 2009
SILICON XẢM KHE CHO KẾT CẤU XÂY DỰNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 4: XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA LÃO HÓA NHIỆT ĐẾN SỰ TỔN HAO KHỐI LƯỢNG, TẠO VẾT NỨT VÀ PHẤN HÓA
Structural silicone sealants - Test methods - Part 4: Determination for effect of heat aging on weight loss, cracking, and chalking
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định ảnh hưởng của lão hóa nhiệt đến sự tổn hao khối lượng, tạo vết nứt và phấn hóa của silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng loại một và nhiều thành phần đóng rắn hóa học.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8267-1 : 2009, Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phần 1: Xác định độ chảy.
3. Nguyên tắc
Xác định sự thay đổi khối lượng và trạng thái bề mặt của tấm mẫu thử được chuẩn bị từ mẫu thử sau khi sấy ở nhiệt độ (88 ± 5) °C so với tấm mẫu thử được giữ ở điều kiện chuẩn trong cùng thời gian 21 ngày.
4. Lấy mẫu
Theo Điều 5 của TCVN 8267-1 : 2009.
5. Thiết bị và dụng cụ
- Tủ sấy, có thể điều chỉnh được nhiệt độ (88 ± 5) °C.
- Cân, độ chính xác 0,01 g.
- Khuôn bằng đồng hình chữ nhật, kích thước trong (130 x 40 x 6,4) mm.
- Ba tấm nhôm phẳng, chiều dày từ (0,6 ¸ 1,6) mm; dài x rộng = (152 x 80) mm.
- Thước thẳng bằng kim loại hoặc nhựa, dài khoảng 152 mm.
- Dao lưỡi mỏng.
- Dao bay bằng thép, dài khoảng 152 mm.
6. Cách tiến hành
6.1. Đối với silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng nhiều thành phần
- Mỗi mẫu thử cần ba tấm nhôm phẳng. Đánh dấu và cân lần lượt từng tấm nhôm phẳng với độ chính xác đến 0,01 g.
- Ổn định các thành phần của mẫu thử ở trạng thái riêng rẽ trong bao kín ở điều kiện chuẩn ít nhất 24 h.
- Cân khối lượng các thành phần theo tỉ lệ quy định của nhà sản xuất với độ chính xác 1 % để có được tối thiểu 400 g hỗn hợp mẫu thử, sau đó trộn đều các thành phần vào nhau trong 5 min thành một hỗn hợp đồng nhất.
- Đặt khuôn đồng lên bề mặt tấm nhôm phẳng căn chỉnh đồng tâm, sau đó đổ hỗn hợp mẫu thử vào đầy khuôn rồi dùng thước kim loại tạo phẳng bề mặt ngang bằng với mép trên của cạnh khuôn. Dùng dao lưỡi mỏng xén dọc xung quanh bên trong khuôn đồng và ngay lập tức nâng khuôn ra khỏi tấm mẫu thử. Tiếp tục tiến hành tương tự để tạo tấm mẫu thử thứ hai và thứ ba.
- Sau khi tạo được ba tấm mẫu thử, cân lần lượt từng tấm với độ chính xác đến 0,01 g. Sau đó để ổn định cả ba tấm mẫu thử 7 ngày trong điều kiện chuẩn.
- Lấy hai trong ba tấm mẫu thử ở trên ra khỏi tủ ổn định ở điều kiện chuẩn để cho vào tủ sấy và sấy ở nhiệt độ (88 ± 5) °C trong 21 ngày, tấm mẫu thử còn lại vẫn để ổn định tiếp trong điều kiện chuẩn để làm đối chứng.
- Sau khi kết thúc thời gian sấy, lấy hai tấm mẫu thử ra làm nguội một giờ ở điều kiện chuẩn. Tiếp đó, cân lần lượt cả ba tấm mẫu thử chính xác đến 0,01 g. Tính sự tổn hao khối lượng, M, tính bằng %, của từng tấm mẫu thử theo công thức sau:
M = [(m2 - m3) /(m2 - m1)] x 100
trong đó:
m1 là khối lượng tấm nhôm, tính bằng g;
m2 là Khối lượng tấm mẫu thử (khối lượng tấm nhôm + mẫu thử sau khi tạo mẫu), tính bằng g;
m3 là khối lượng tấm mẫu thử sau 21 ngày sấy cưỡng bức, tính bằng g.
Nếu sai lệch giữa hai lần đo trên
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 149:1978 về bảo vệ kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9349:2012 về Lớp phủ mặt kết cấu xây dựng - Phương pháp kéo đứt thử độ bám dính bền
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11121:2015 (ISO 6382:1981) về Phương pháp chung để xác định hàm lượng silicon - Phương pháp quang phổ khử molybdosilicat
- 1Quyết định 3099/QĐ-BKHCN năm 2009 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 149:1978 về bảo vệ kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9349:2012 về Lớp phủ mặt kết cấu xây dựng - Phương pháp kéo đứt thử độ bám dính bền
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN8267-1:2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ chảy
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN8267-2:2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Phương pháp thử - Phần 2: Xác định khả năng đùn chảy
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN8267-3:2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng – Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ cứng Shore A
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11121:2015 (ISO 6382:1981) về Phương pháp chung để xác định hàm lượng silicon - Phương pháp quang phổ khử molybdosilicat
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8267-4:2009 Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định ảnh hưởng của lão hóa nhiệt đến sự tổn hao khối lượng, tạo vết nứt và phấn hoa
- Số hiệu: TCVN8267-4:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực