Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7952-6:2008

HỆ CHẤT KẾT DÍNH GỐC NHỰA EPOXY CHO BÊ TÔNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 6: XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ BIẾN DẠNG DƯỚI TẢI TRỌNG

Epoxy – Resin – Base bonding systems for concrete – Test methods - Part 6: Determination of heat deflection temperature under flexural load

Lời nói đầu

TCVN 7952-6:2008 được xây dựng trên cơ sở ASTM D 648.

TCVN 7952-6:2008 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HỆ CHẤT KẾT DÍNH GỐC NHỰA EPOXY CHO BÊ TÔNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 6: XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ BIẾN DẠNG DƯỚI TẢI TRỌNG

Epoxy – Resin – Base bonding systems for concrete – Test methods - Part 6: Determination of heat deflection temperature under flexural load

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nhiệt độ mà tại đó mẫu thử đạt độ võng 0,25 mm dưới tải trọng uốn quy định.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả phiên bản sửa đổi (nếu có).

TCVN 7952-1:2008 Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông – Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ nhớt.

3. Nguyên tắc thử

Sau khi tạo được thanh mẫu thử, để ổn định trong điều kiện chuẩn và lắp vào thiết bị đo. Bật công tắc gia nhiệt với tốc độ (2 ± 0,2) oC/min và đồng thời bật máy khuấy để bắt đầu đo, ghi lại nhiệt độ khi thanh mẫu thử đạt độ võng 0,25 mm.

4. Lấy mẫu

Theo Điều 4 của TCVN 7952-1:2008.

5. Thiết bị và dụng cụ

5.1. Khuôn đúc thanh mẫu thử, kích thước (dài x dày = 127 mm x 13 mm) và chiều rộng (3 ÷ 13) mm, độ sai lệch kích thước (± 0,13) mm.

5.2. Hệ thống thiết bị thử nghiệm được trình bày trên Hình 1.

- Quả cân (1) có khối lượng và kích thước phù hợp sao cho khi đặt lên thanh truyền tải để gia tải lên thanh mẫu thử phải đạt ứng suất là 1,82 MPa với độ chính xác ± 2,5%. Khối lượng thanh truyền tải là một phần của tải trọng uốn.

Khối lượng của quả cân thêm vào để đạt ứng suất yêu cầu được tính theo công thức sau:

F = 2Sbd2/3L

F1 = F/9,80665

mw = (F – Fs)/9,80665 – Mr

Trong đó:

F là tải trọng đặt lên thanh mẫu thử, tính bằng Niutơn (N);

F1 là tải trọng đặt lên thanh mẫu thử, tính bằng kilogram;

S là ứng suất đặt lên thanh mẫu thử, tính bằng megapascal (Mpa);

b là chiều rộng thanh mẫu thử, tính bằng milimét;

d là chiều dày thanh mẫu thử, tính bằng milimét;

L là khoảng cách giữa 2 gối đỡ, tính bằng milimét;

mw là khối lượng thêm vào, tính bằng kilogam;

mr là khối lượng thanh truyền tải, tính bằng kilogam;

Fs là lực sinh ra bởi một bộ phận nào đó khi đo, tính bằng Niutơn (N).

- Thanh truyền tải (2) có chiều rộng (I) tối thiểu đạt 13 mm.

- Đồng hồ đo độ võng (3) có thể dùng đồng hồ cơ hoặc đồng hồ điện tử đo được tối thiểu 0,25 mm, độ chính xác 0,01 mm.

- Nhiệt kế (4) có thể đo được khoảng nhiệt độ từ (-5 ÷ 300) o

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7952-6:2008 về hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định nhiệt độ biến dạng dưới tải trọng uốn

  • Số hiệu: TCVN7952-6:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản