Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7870-11 : 2009

ISO 80000-11 : 2008

ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ – PHẦN 11: SỐ ĐẶC TRƯNG

Quantities and units – Part 11: Characteristic numbers

Lời nói đầu

TCVN 7870-11 : 2009 thay thế cho TCVN 6398-12 : 2000 (ISO 31-12 : 1992);

TCVN 7870-11 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 80000-11 : 2008;

TCVN 7870-11 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 12 Đại lượng và đơn vị đo lường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

0.0. Giới thiệu chung

TCVN 7870-11 : 2009 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn về Đại lượng và Đơn vị đo lường TCVN/TC12 biên soạn. Mục tiêu của Ban Kỹ thuật TCVN/TC12 là tiêu chuẩn hóa đơn vị và ký hiệu cho các đại lượng và đơn vị (kể cả ký hiệu toán học) dùng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, hệ số chuyển đổi tiêu chuẩn giữa các đơn vị; đưa ra định nghĩa của các đại lượng và đơn vị khi cần thiết.

Bộ TCVN 7870, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 80000, gồm các phần dưới đây có tên chung “Đại lượng và đơn vị”:

- TCVN 7870-3 : 2007 (ISO 800003 : 2006), Phần 3: Không gian và thời gian

- TCVN 7870-4 : 2007 (ISO 80000-4 : 2006), Phần 4: Cơ học

- TCVN 7870-5 : 2007 (ISO 80000-5 : 2007), Phần 5: Nhiệt động lực học

- TCVN 7870-8 : 2007 (ISO 80000-8 : 2007), Phần 8: Âm học

- TCVN 7870-7 : 2009 (ISO 80000-7 : 2008), Phần 7: Ánh sáng

- TCVN 7870-11 : 2009 (ISO 80000-11 : 2008), Phần 11: Số đặc trưng

Bộ tiêu chuẩn ISO 80000 còn có các phần dưới đây có tên chung “Quantities and units”:

- Part 1: General

- Part 2: Mathematical signs and symbols for use in the natural sciences and technology

- Part 9: physical chemistry and molecular physics

- Part 10: Atomic and nuclear physics

- Part 12: Solid state physics

Bộ tiêu chuẩn IEC 80000 gồm các phần dưới đây có tên chung Quantities and units”:

- Part 6: Electromagnetism

- Part 13: Information science and technology

- Part 14: Telebiometrics related to human physiology

0.1. Cách sắp xếp các bảng

Tất cả các số đặc trưng là đại lượng có thứ nguyên một. Do đó, đơn vị của số đặc trưng là số một, ký hiệu là 1. Đơn vị này không được nhắc lại trong các bảng dưới đây.

Trong trường hợp việc đánh số mục thay đổi so với phiên bản cũ của TCVN 6398 (ISO 31), thì con số trong phiên bản cũ được cho trong ngoặc đơn, phía dưới con số mới của đại lượng đó; dấu gạch ngang chỉ ra rằng mục đó không có trong phiên bản cũ.

0.2. Bảng đại lượng

Tên các đại lượng quan trọng nhất thuộc lĩnh vực của tiêu chuẩn này được đưa ra cùng với ký hiệu của chúng, và trong phần lớn các trường hợp, cả định nghĩa của chúng. Các tên gọi và ký hiệu này là khuyến nghị. Những định nghĩa này được đưa ra chủ yếu để nhận biết các đại lượng trong Hệ đại lượng quốc tế (ISQ), liệt kê trong các bảng; không nhất thiết là định nghĩa đầy đủ.

Đặc trưng vô hướng, véctơ hay tenxơ của một số đại lượng được đưa ra, đặc biệt khi cần cho định nghĩa.

Trong phần lớn các trường hợp, chỉ một tên và một ký hiệu được đưa ra cho một đại lượng; nếu hai hay nhiều tên hoặc hai hay nhiều ký hiệu được đưa ra cho cùng một đại lượng và không có sự phân biệt đặc biệt nào thì chúng bình đẳng như nhau. Nếu tồn tại hai loại chữ nghiêng (ví dụ Jq; jf; aa; gg) thì chỉ một trong hai được đưa ra. Điều đó không có nghĩa là loại chữ kia không được chấp nhận. Nói chung khuyến nghị rằng các ký hiệu như vậy không được cho những nghĩa khác nhau. Ký hiệu trong ngoặc đơn là ký hiệu dự trữ để sử dụng trong bối cảnh cụ thể khi ký

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-11:2009 (ISO 80000-11 : 2008) về Đại lượng và đơn vị - Phần 11: Số đặc trưng

  • Số hiệu: TCVN7870-11:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản