Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7835-Z07:2016

ISO 105-Z07:1995

VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU - PHẦN Z07: XÁC ĐỊNH ĐỘ HÒA TAN VÀ ĐỘ ỔN ĐỊNH DUNG DỊCH CỦA THUỐC NHUỘM TAN TRONG NƯỚC

Textiles - Tests for colour fastness - Part Z07: Determination of application solubility and solution stability of water-soluble dyes

Lời nói đầu

TCVN 7835-Z07:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 105-Z07:1995. ISO 105-Z07:1995 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2012 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 7835-Z07:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU - PHẦN Z07: XÁC ĐỊNH ĐỘ HÒA TAN VÀ ĐỘ ỔN ĐỊNH DUNG DỊCH CỦA THUỐC NHUỘM TAN TRONG NƯỚC

Textiles - Tests for colour fastness - Part Z07: Determination of application solubility and solution stability of water-soluble dyes

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ hòa tan khi nhuộm của thuốc nhuộm tan trong nước trong khoảng nhiệt độ từ 40 °C đến 90 °C và độ ổn định dung dịch của thuốc nhuộm. Phương pháp này không dùng để đo độ hòa tan tuyệt đối.

CHÚ THÍCH 1  Một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả thử được liệt kê trong Phụ lục A.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

ISO 1773:19761) Laboratory glassware - Boiling flasks (narrow-necked) [Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình đun (cổ hẹp)]

3  Nguyên tắc

Chuẩn bị một vài dung dịch có nồng độ đã biết của thuốc nhuộm được thử, gồm cả giới hạn độ hòa tan, ở nhiệt độ quy định. Sau đó lọc các dung dịch dưới tác dụng hút ở nhiệt độ này trong dụng cụ lọc Nutsch được gia nhiệt và xác định giới hạn độ hòa tan khi nhuộm bằng cách đánh giá bằng mắt thường các cặn lọc và thời gian chảy qua đo được.

Độ hòa tan khi nhuộm của các thuốc nhuộm thường được xác định ở 90 oC. Đối với các lớp thuốc nhuộm cụ thể, độ hòa tan được xác định ở nhiệt độ thấp hơn. Phải thực hiện theo khuyến nghị của nhà sản xuất khi lựa chọn nhiệt độ. Ghi rõ nhiệt độ trong báo cáo thử nghiệm (ví dụ: giới hạn độ hòa tan khi nhuộm được xác định ở 90 °C, 60 °C, v.v...).

Trước khi lọc và đánh giá, cần xác định độ ổn định dung dịch của các thuốc nhuộm bằng cách lưu giữ trong 2 h và, trong trường hợp yêu cầu, làm mát dung dịch kể trên. Nhiệt độ hòa tan và lưu giữ được ghi rõ trong báo cáo thử nghiệm (ví dụ: độ ổn định dung dịch ở 90 °C/60 °C, 60 °C/60 °C, v.v...)

4  Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử

4.1  Bình Erlenmeyer, cổ rộng, có dung tích 500 ml, tuân theo ISO 1773.

4.2  Bể gia nhiệt, kiểm soát được nhiệt tĩnh, với thanh khuấy từ dài 40 mm và đường kính 6 mm, tốc độ khuấy từ 500 vòng/min đến 600 vòng/min.

4.3  Bể cách thủy, có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ (làm nóng/làm mát) để điều chỉnh nhiệt độ lưu giữ (ví dụ: 60 °C, 30 °C hoặc 25 °C).

4.4  Dụng cụ lọc Nutsch (phễu lọc Büchner), có thể gia nhiệt, bằng thủy tinh, thép hoặc sứ, có đường kính trong 70 mm, dung tích tối thiểu là 200 ml, có nhiều hơn 100 lỗ với tổng diện tích bề mặt của các lỗ (được phân bố đều nhau) không nhỏ hơn 200 mm2.

4.5  Thiết bị ổn định nhiệt tĩnh (tùy

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-Z07:2016 (ISO 105-Z07:1995) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu- Phần Z07: Xác định độ hòa tan và độ ổn định dung dịch của thuốc nhuộm tan trong nước

  • Số hiệu: TCVN7835-Z07:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản