Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7817-4:2010

ISO/IEC 11770-4:2006

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KỸ THUẬT AN NINH - QUẢN LÝ KHÓA - PHẦN 4: CƠ CHẾ DỰA TRÊN BÍ MẬT YẾU

Information technology - Security techniques - Key management - Part 4: Mechanisms based on weak secrets

Lời nói đầu

TCVN 7817-4 : 2010 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 11770-4 : 2006.

TCVN 7817-4 : 2010 do Tiểu ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC27 "Kỹ thuật mật mã" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7817 bao gồm các TCVN sau:

- TCVN 7817-1:2007 Công nghệ thông tin - Kỹ thuật mật mã - Quản lý khóa, phần 1: Khung tổng quát.

- TCVN 7817-2:2010 Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an ninh - Quản lý khóa, phần 2: Cơ chế sử dụng kỹ thuật đối xứng.

- TCVN 7817-3:2007 Công nghệ thông tin - Kỹ thuật mật mã - Quản lý khóa, phần 3: Các cơ chế sử dụng kỹ thuật không đối xứng.

- TCVN 7817-4:2010 Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an ninh - Quản lý khóa, phần 4: Cơ chế dựa trên bí mật yếu.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KỸ THUẬT AN NINH - QUN LÝ KHÓA - PHN 4: CHẾ DỰA TRÊN BÍ MẬT YU

Information technology - Security techniques - Key management - Part 4: Mechanisms based on weak secrets

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các cơ chế thiết lập khóa dựa trên bí mật yếu, tức là bí mật được con người ghi nhớ dễ dàng và do đó nó được chọn từ tập các khả năng khá nhỏ. Tiêu chuẩn này quy định các kỹ thuật mật mã thiết lập một hoặc nhiều khóa bí mật dựa trên bí mật yếu dẫn xuất từ một mật khẩu đã nhớ, trong khi ngăn chặn tấn công vét cạn ngoại tuyến liên quan đến bí mật yếu. Cụ thể là các cơ chế này được thiết kế để đạt được một trong ba mục đích sau:

1) Thỏa thuận khóa được xác thực bằng mật khẩu cân bằng: thiết lập một hoặc nhiều khóa bí mật giữa hai thực thể dùng chung bí mật yếu. Tại cơ chế thỏa thuận khóa được xác thực bằng mật khẩu cân bằng, các khóa bí mật dùng chung là kết quả của việc trao đổi dữ liệu giữa hai thực thể, tại đó khóa bí mật dùng chung được thiết lập với điều kiện hai thực thể sử dụng cùng bí mật yếu và không có thực thể nào trong hai thực thể đó biết trước được giá trị của khóa bí mật dùng chung.

2) Thỏa thuận khóa được xác thực bằng mật khẩu tăng cường: thiết lập một hoặc nhiều khóa bí mật giữa hai thực thể A và B, trong đó A dùng bí mật yếu và B có dữ liệu xác minh bắt nguồn từ hàm một chiều của bí mật yếu mà A đang dùng. Trong cơ chế thỏa thuận khóa được xác thực bằng mật khẩu tăng cường, các khóa bí mật dùng chung là kết quả của việc trao đổi dữ liệu giữa hai thực thể, tại đó khóa bí mật dùng chung được thiết lập với điều kiện hai thực thể sử dụng cùng bí mật yếu và các dữ liệu đã xác minh tương ứng và không có thực thể nào trong hai thực thể biết trước được giá trị của khóa bí mật dùng chung.

CHÚ THÍCH: Kiểu cơ chế thỏa thuận khóa này không có khả năng bảo vệ bí mật yếu của thực thể A khỏi sự thăm dò từ thực thể B, nhưng lại tăng phí tổn cho kẻ tấn công muốn biết bí mật yếu của A từ B. Do đó, kiểu cơ chế này thường được dùng cho giao tiếp giữa máy trạm (A) và máy chủ (B).

3) Lấy lại khóa được xác thực bằng mật khẩu: thiết lập một hoặc nhiều khóa bí mật cho một thực thể (A) liên kết với một thực thể khác (B), trong đó A dùng bí mật yếu và B sử dụng bí mật mạnh liên kết với bí mật yếu của A. Trong cơ chế lấy lại khóa được xác thực bằng mật khẩu, các khóa bí mật có thể lấy lại được bởi A (không nhất thiết phải nhận từ B), là kết quả của việc trao đổi dữ liệu giữa hai thực thể. Trong đó khóa bí mật được thiết lập với điều kiện hai thực thể cùng dùng bí mật yếu và liên kết với bí mật mạnh. Tuy nhiên, mặc dù b

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7817-4:2010 (ISO/IEC 11770-4:2006) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật an ninh quản lý khoá - Phần 4: Cơ chế dựa trên bí mật yếu

  • Số hiệu: TCVN7817-4:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản