Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO BẰNG SO SÁNH LIÊN PHÒNG THÍ NGHIỆM - LẦN 1: XÂY DỰNG VÀ TRlỂN KHAI CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO
Lời nói đầu
TCVN 7777-1 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC Guide 43-1 : 1997.
TCVN 7777-1 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 7777-1 : 2008 là một phần của bộ tiêu chuẩn TCVN 7777 (ISO/IEC Guide 43). Bộ tiêu chuẩn này gồm 2 phần có tên chung Thử nghiệm thành thạo bằng so sánh liên phòng thí nghiệm:
- Phần 1: Xây dựng và triển khai các chương trình thử nghiệm thành thạo.
- Phần 2: Lựa chọn và sử đụng các chương trình thử nghiệm thành thạo của tổ chức công nhận phòng thí nghiệm.
Lời giới thiệu
So sánh liên phòng thí nghiệm (sau đây gọi là so sánh liên phòng) được thực hiện với nhiều mục đích và có thể có sự tham gia của các phòng thí nghiệm và các bên khác
Ví dụ, so sánh liên phòng được sử dụng để:
a) xác định việc thực hiện của các phòng thí nghiệm riêng lẻ đối với các phép đo hoặc thử nghiệm cụ thể và để theo dõi hoạt động liên tục của các phòng thí nghiệm
b) nhận biết các vấn đề trong các phòng thí nghiệm và có ngay những hành động khắc phục ví dụ như liên quan đến nhân viên thực hiện hay hiệu chuẩn thiết bị;
c) thiết lập tính hiệu lực và khả năng so sánh của các phương pháp thử hay phương pháp đo mới và tương tự như vậy để theo dõi các phương pháp được thiết lập;
d) cung cấp thêm bằng chứng cho khách hàng của phòng thí nghiệm;
e) nhận biết sự khác nhau giữa các phòng thí nghiệm;
f) xác định các đặc điểm tính năng của phương pháp - thường là thử nghiệm phối hợp;
g) ấn định giá trị cho mẫu chuẩn và đánh giá sự phù hợp để sử dụng trong các quy trình đo lường và thử nghiệm cụ thể.
Thử nghiệm thành thạo được dùng trong so sánh liên phòng với mục đích a), nghĩa là xác định việc thực hiện hoạt động đo lường và thử nghiệm của phòng thí nghiệm. Tuy nhiên việc triển khai các chương trình thử nghiệm thành thạo cũng thường cung cấp thông tin cho các mục đích khác nêu trên.
Việc tham gia vào các chương trình thử nghiệm thành thạo cung cấp cho các phòng thí nghiệm độ tin cậy về các dữ liệu mà họ đưa ra với phương pháp đánh giá và thể hiện khách quan. Mặc dù có một số loại chương trình thử nghiệm thành thạo (xem điều 4), nhưng phần lớn đều có đặc trưng chung về so sánh kết quả thử nghiệm, đo lường thu được từ hai hay nhiều phòng thí nghiệm.
Một trong số các ưu điểm chính của các chương trình thử nghiệm thành thạo là để đánh giá năng lực thực hiện phép thử một cách thành thạo của các phòng thí nghiệm. Việc này có thể bao gồm việc tự đánh giá của phòng thí nghiệm, đánh giá của khách hàng hoặc của các bên khác như các tổ chức công nhận, hoặc cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy nó sẽ bổ sung cho các thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ của các phòng thí nghiệm thông qua việc cung cấp biện pháp bổ sung bên ngoài về khả năng thử nghiệm của họ. Hoạt động này cũng nâng cao kỹ thuật đánh giá tại chỗ phòng thí nghiệm của các chuyên gia kỹ thuật (thường được sử dụng bởi các tổ chức công nhận phòng thí nghiệm). Sự tin cậy vào kết quả mà phòng thử nghiệm hay hiệu chuẩn đạt được một cách nhất quán là điều có tầm quan trọng lớn đối với khách hàng sử dụng dịch vụ thử nghiệm. Những khách hàng tìm kiếm sự đảm bảo như vậy có thể tự đánh giá các kết quả thử nghiệm hoặc sử dụng việc đánh giá của các tổ chức khác.
Trong khi tiêu chuẩn này nhấn mạnh vào việc triển khai hoạt động so sánh liên phòng đối với thử nghiệm thành thạo, thì phần lớn các nguyên tắc và hướng dẫn được đưa ra có thể áp dụng cho việc triển
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 (ISO/IEC 17025 : 2005) về Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6165:1996 (VIM : 1993) về Đo lường học - Thuật ngữ chung và cơ bản
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-4:2001 (ISO 5725-4 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC 17043:2011 (ISO/IEC 17043:2010) về đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với thử nghiệm thành thạo
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6450:2007 (ISO/IEC GUIDE 2:2004) về Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7777-1:2008 (ISO/IEC GUIDE 43-1 : 1997) về Thử nghiệm thành thạo bằng so sánh liên phòng thí nghiệm - Phần 1: Xây dựng và triển khai các chương trình thử nghiệm thành thạo
- Số hiệu: TCVN7777-1:2008
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2008
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra