Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6450:2007

ISO/IEC GUIDE 2:2004

TIÊU CHUẨN HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN - THUẬT NGỮ CHUNG VÀ ĐỊNH NGHĨA

Standardization and related activities - General vocabulary

 

Lời nói đầu

TCVN 6450:2007 thay thế cho TCVN 6450:1998.

TCVN 6450:2007 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC Guide 2:2004.

TCVN 6450:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 01 “Những vấn đề chung về tiêu chuẩn hóa” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TIÊU CHUẨN HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN - THUẬT NGỮ CHUNG VÀ ĐỊNH NGHĨA

Standardization and related activities - General vocabulary

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ chung và định nghĩa về tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan. Tiêu chuẩn này nhằm mục đích góp phần tăng cường thống nhất hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên của tổ chức ISO và IEC và giữa các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có liên quan đến tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực và tiêu chuẩn quốc gia. Tiêu chuẩn này thể hiện các nguyên tắc cơ bản và thực tiễn của tiêu chuẩn hóa, chứng nhận và công nhận phòng thử nghiệm và còn dùng làm tài liệu giảng dạy và viện dẫn. Tiêu chuẩn này không lặp lại các định nghĩa cho các thuật ngữ đã nêu trong các tiêu chuẩn về thuật ngữ khác.

CHÚ THÍCH 1: Các thuật ngữ chung và cơ bản của đo lường học quy định trong TCVN 6165:1996 (VIM:1993) do tổ chức ISO,IEC, BIPM, IFCC, IUPAC, IUPAP và OIML phối hợp công bố năm 1993 ( xuất bản lần 2).

CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ và định nghĩa được thể hiện bằng bốn ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Nga.

2. Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau đây cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi.

TCVN ISO/IEC 17 000 Đánh giá sự phù hợp - Nguyên tắc chung và từ vựng.

3. Tiêu chuẩn hóa

3.1. Tiêu chuẩn hóa

Hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.

CHÚ THÍCH 1: Cụ thể, hoạt động này bao gồm quá trình xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn.

CHÚ THÍCH 2: Lợi ích quan trọng của tiêu chuẩn hóa là nâng cao mức độ thích ứng của sản phẩm, quá trình và dịch vụ với những mục đích đã định, ngăn ngừa rào cản trong thương mại và tạo thuận lợi cho sự hợp tác về khoa học, công nghệ.

3.2. Đối tượng tiêu chuẩn hóa

Chủ đề (đối tượng) được tiêu chuẩn hóa.

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm “sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ” được đề cập trong tiêu chuẩn này biểu thị đối tượng tiêu chuẩn hóa với nghĩa rộng và phải được hiểu như nhau và bao gồm ví dụ là: bất kỳ nguyên liệu, cấu kiện, thiết bị, hệ thống, giao diện, giao thức, thủ tục, chức năng, phương pháp hoặc hoạt động.

CHÚ THÍCH 2: Tiêu chuẩn hóa có thể chỉ hạn chế trong một vài nội dung/khía cạnh cụ thể của một đối tượng nào đó. Ví dụ: đối với giầy, kích cỡ và độ bền có thể được tiêu chuẩn hóa riêng.<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6450:2007 (ISO/IEC GUIDE 2:2004) về Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa

  • Số hiệu: TCVN6450:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản