Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TCVN 6202 : 1996
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH PHỐTPHO PHƯƠNG PHÁP TRẮC PHỔ DÙNG AMONI MOLIPDAT
Water quality - Determination of phosphorus Ammonium molybdate spectrometric method
Lòi nói đầu
TCVN 6202 :1996 hoàn toàn tương đương với ISO 6878-1 :1986(E);
TCVN 6202 : 1996 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 135 / F9 / SC1 Nước tinh lọc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này liên quan đến xác định hợp chất phốtpho trong nước ngầm, nước bề mặt và nước thải, ở các nồng độ khác nhau, hòa tan và không tan.
Phương pháp trắc phổ sau khi vô cơ bằng axit sunfuric và axit pecioric, đối với nước thải ô nhiễm nặng, sẽ được nghiên cứu ở ISO 6878-2.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH PHỐTPHO PHƯƠNG PHÁP TRẮC PHỔ DÙNG AMONI MOLIPDAT
Water quality - Determination of phosphorus Ammonium molybdate spectrometric method
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này nêu ra phương pháp xác định
octophotphat (xem chương một)
octophotphat sau khi chiết (xem chương hai)
photphat và octophotphat thủy phân (xem chương ba)
Tổng photpho hòa tan và tổng phopho sau khi phân hủy (xem chương bốn).
Các phương pháp này có thể áp dụng với tất cả các loại nước kể cả nước biển và nước thải. Các mẫu có hàm lượng phôtpho trong khoảng từ 0,005 mg đến 0,8 mg P/l có thể xác định theo phương pháp này không cần pha loãng.
Qui trình chiết cho phép xác định phốt pho trong các mẫu có hàm lượng phôtpho nhỏ hơn, với giới hạn phát hiện là 0,000 5 mg/l.
Xem phụ lục các chất gây nhiễu đã biết. Có thể có các chất gây nhiễu khác và cần thiết phải kiểm lại nếu có thì phải loại trừ chúng.
Phản ứng giữa ion octophotphat và dung dịch axit chứa molipdat và ion antimon sẽ tạo ra phức chất antimon photphomolipdat.
Khử phức chất bằng axit ascobic tạo thành phức chất molipden màu xanh đậm. Đo độ hấp thu có thể xác định được nồng độ octophotphat.
Có thể xác định được polyphotphat và một số photpho hữu cơ bảng cách thủy phân với axit sunfuric để chuyển chúng sang dạng octophotphat ứng với molipdat. Một số hợp chất photpho hữu cơ chuyển bằng cách vô cơ với pesunfat. Có thể xử lý cẩn thận hơn bằng vô cơ với HNO3 và H2SO4 nếu cần thiết.
Chương một - Xác định octophotphat
Chỉ dùng các thuốc thử loại phân tích và dùng nước cất có hàm lượng phôtpho không đáng kể so với nồng độ phôtpho nhỏ nhất trong mẫu cần xác định.
Với hàm lượng phôtpho thấp, cần dùng nước cất hai lần với dụng cụ cất hoàn toàn bằng thủy tinh. Nước khử ion cần kiểm tra theo qui trình trong tài liệu tham khảo.
3.1. Axit sunfuric, dung dịch, c(H2SO4) = 9 mol/l
Cho 500 ml ± 5 ml nước vào cốc có mỏ 2 lít. Thêm cẩn thận, từ từ và khuấy đều 500 ml ± 5 ml axit sunfuric đậm đặc (r = 1,84 g/ml).
3.2 Axit sunfuric, dung dịch, c(H2SO4) = 4,5 mol/l
Cho 500 ml ± 5 ml nước vào cốc có mỏ 2 lít. Thêm cẩn thận, từ từ và khuấy đều 500 ml ± 5 ml dung dịch axit sunfuric (3.1) và trộn kỹ.
3.3. Axit sunfuric, dung dịch, c(H2SO4) = 2 mol/l
Cho 300 ml ± 3 ml nước vào cốc có mỏ 1 lít. Thêm cẩn thận 110 ml ± 2 ml dung dịch axit sunfuric (3.1) vừa khuấy đều vừa làm lạnh. Pha loãng
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6664:2000 (ISO 10708 : 1997) về chất lượng nước - Đánh giá sự phân huỷ sinh học ưa khí cuối cùng các chất hữu cơ trong môi trường nước - Xác định nhu cầu oxy sinh hoá dùng bình thử kín hai pha do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7176:2002 (ISO 7828: 1985) về chất lượng nước - phương pháp lẫy mẫu sinh học - hướng dẫn lấy mẫu động vật không xương sống đáy cỡ lớn dùng vợt cầm tay do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7177:2002 (ISO 8265: 1988) về chất lượng nước – thiết kế và sử dụng dụng cụ lấy mẫu định lượng để lấy mẫu động vật không xương sống đáy cỡ lớn trên nền đá ở vùng nước ngọt nông do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6664:2000 (ISO 10708 : 1997) về chất lượng nước - Đánh giá sự phân huỷ sinh học ưa khí cuối cùng các chất hữu cơ trong môi trường nước - Xác định nhu cầu oxy sinh hoá dùng bình thử kín hai pha do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7176:2002 (ISO 7828: 1985) về chất lượng nước - phương pháp lẫy mẫu sinh học - hướng dẫn lấy mẫu động vật không xương sống đáy cỡ lớn dùng vợt cầm tay do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7177:2002 (ISO 8265: 1988) về chất lượng nước – thiết kế và sử dụng dụng cụ lấy mẫu định lượng để lấy mẫu động vật không xương sống đáy cỡ lớn trên nền đá ở vùng nước ngọt nông do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6202:2008 (ISO 6878 : 2004) về Chất lượng nước - Xác định phospho - Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6202:1996 về Chất lượng nước - Xác định phốtpho - Phương pháp trắc phổ dùng amoni molipđat
- Số hiệu: TCVN6202:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 27/11/1996
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra