Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6170-6:1999

CÔNG TRÌNH BIỂN CỐ ĐỊNH - KẾT CẤU - PHẦN 6: THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP

Fixed offshore platforms - Structures - Part 6: Design of concrete structures

Lời nói đầu

TCVN 6170-5:1999 tương đương với Qui phạm công trình biển cố định của Nauy - Phần 7:1993.

TCVN 6170-6: 1999 tương đương với Qui phạm công trình biển cố định của Nauy - Phần 8: 1993.

TCVN 6170-7:1999 tương đương với Qui phạm công trình biển cố định của Nauy - Phần 9:1993.

TCVN 6170-8: 1999 tương đương với Qui phạm công trình biển cố định của Nauy - Phần 10: 1993.

TCVN 6170: 1999 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 67/SC7 "Công trình ngoài khơi" biên soạn, dựa trên kết quả đề tài nghiên cứu khoa học KT 03-20 thuộc Chương trình điều tra nghiên cứu biển, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia chủ trì. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

CÔNG TRÌNH BIỂN CỐ ĐỊNH - KẾT CẤU - PHẦN 6: THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP

Fixed offshore platforms - Structures - Part 6: Design of concrete structures

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để tính toán thiết kế kết cấu bê tông cốt thép và bê tông ứng suất trước theo phương pháp hệ số riêng phần trong công trình biển cố định.

Các loại kết cấu bê tông khác và việc áp dụng các phương pháp thiết kế khác sẽ được xem xét riêng.

2  Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 3105:1993 Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

TCVN 6170-1:1996 Công trình biển cố định - Phần 1: Quy định chung.

TCVN 6170-3:1998 Công trình biển cố định - Phần 3: Tải trọng thiết kế.

TCVN 6170-4:1998 Công trình biển cố định - Phần 4: Thiết kế kết cấu thép.

TCVN 6170-7:1999 Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 7: Thiết kế móng.

3  Quy định chung

3.1  Thiết kế

3.1.1  Các nguyên tắc thiết kế chung theo TCVN 6170-1: 1996, các loại tải trọng thiết kế theo TCVN 6170-3: 1998.

3.1.2  Khi các khuyết tật về hình học ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chịu tải của công trình, người thiết kế phải quy định rõ các sai số trong xây dựng và đưa vào tính toán với những giới hạn bất lợi nhất của chúng. Trong quá trình xây dựng, nếu những sai số này bị vượt quá thì phải xem xét kỹ ảnh hưởng của sự vượt này.

3.2  Các giả thiết

3.2.1  Các phương pháp thiết kế nêu trong tiêu chuẩn này dựa trên giả thiết là các giá trị tính toán đối với hiệu ứng tải trọng và sức bền được tính riêng rẽ. Trong những trường hợp cẩn phân tích phi tuyến tổng hợp thì phải chỉnh lại những yêu cầu thiết kế này để bảo đảm đạt mức độ an toàn tương đương.

3.3  Các ký hiệu

3.3.1  Những ký hiệu sau đây được dùng trong tiêu chuẩn này:

b - chiều rộng của tiết diện;

h - chiều cao toàn bộ của tiết diện;

d - chiều cao hiệu dụng của tiết diện;

e - độ lệch tâm;

ϕ - đường kính của cốt thép;

c - chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép;

x - chiều sâu vùng chịu nén;

Ac - diện tích toàn phần của tiết diện bê tông;

As - diện tích cốt thép dọc;

Asv - diện tích cốt thép ngang;

ρ - hệ số cốt thép =

lc - mômen quán tính của tiết diện bê tông đối với trục chính;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-6:1999 về Công trình biển cố định - Kết cấu - Phần 6: Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép

  • Số hiệu: TCVN6170-6:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản