Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Method of human body measuring
Lời nói đầu
TCVN 5781 : 2009 thay thế TCVN 5781 : 1994;
TCVN 5781 : 2009 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHƯƠNG PHÁP ĐO CƠ THỂ NGƯỜI
Method of human body measuring
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo kích thước cơ thể người (không phân biệt lứa tuổi và giới tính) phục vụ cho việc thiết kế quần áo, giầy, mũ và găng tay.
2.1. Kích thước cơ thể người là những số đo được xác định bằng cách đo các khoảng cách trên cơ thể người qua các dấu hiệu nhân trắc hoặc các mốc đo chính xác trên cơ thể người.
2.2. Kích thước cơ thể người được xác định bởi ba đường đo cơ bản sau:
- Đo kích thước thẳng.
- Đo kích thước vòng.
- Đo bề dày, bề ngang.
3.1. Thước đo nhân trắc Martin.
3.2. Thước dây vải có tráng nhựa.
3.3. Thước kẹp.
3.4. Băng dây phụ trợ.
Các loại thước đo trên đều phải có độ chính xác đến milimet.
4.1. Khi đo, người được đo chỉ mặc quần áo mỏng, không đi giầy, không đội mũ.
4.2. Khi đo các kích thước thẳng, người được đo phải đứng thẳng trong tư thế tự nhiên sao cho ba điểm lưng, mông và gót chân nằm trên một đường thẳng vuông góc với mặt đất. Đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và lỗ tai ngoài tạo hành một đường thẳng song song với mặt đất.
Khi đo hạ dần thước từ số đo cao nhất (chiều cao từ đỉnh đầu) đến số đo thấp nhất (chiều cao từ mắt cá chân).
4.3. Khi đo kích thước vòng, phải đặt thước dây đúng mốc đo và chu vi của thước phải tạo thành mặt phẳng ngang song song với mặt đất.
Đối với các kích thước “chéo” phải xác định rõ mốc đo và phải đặt thước qua đúng các mốc đo đó.
4.4. Khi đo bề dày, phải đặt hai đầu thước kẹp vào đúng hai mốc đo.
Đối với những số đo chỉ có một mốc đo thì đầu kia của thước phải đặt vào vị trí sao cho mặt phẳng do thước tạo thành phải song song với mặt đất.
4.5. Có một số kích thước cần sử dụng băng dây phụ trợ để đánh dấu ranh giới cần đo.
VÍ DỤ: Khi đo độ xuôi vai, cần lấy băng dây phụ trợ để đánh dấu đường đi của chiều rộng vai, sau đó mới đo từ đốt sống cổ 7 tới mép băng dây đó.
4.6. Khi đo chiều dài các ngón tay, người được đo phải ngửa bàn tay trên bàn đo và các ngón tay duỗi thẳng.
4.7. Đối với trẻ sơ sinh, khi đo phải có người giữ. Cần chú ý đường vòng bụng của trẻ sơ sinh nằm cách rốn 2 cm về phía trên.
4.8. Khi đo, đặt dụng cụ đo êm sát trên cơ thể, không kéo căng hoặc để trùng.
Phương pháp đo cơ thể được nêu trong Bảng 1 và theo chỉ dẫn trong các hình vẽ tương ứng.
Bảng 1 – Phương pháp đo cơ thể
Tên kích thước đo |
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 34 TCN 72:1997 về đo kích thước chân để thiết kế giầy - Phương pháp đo do Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5782:2009 về Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7315:2003 về Hệ thống cỡ số giày - Phương pháp đo kích thước chân do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1680:1975 về Quần áo nam - Phương pháp đo cơ thể do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Tiêu chuẩn ngành 34 TCN 72:1997 về đo kích thước chân để thiết kế giầy - Phương pháp đo do Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5782:2009 về Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7315:2003 về Hệ thống cỡ số giày - Phương pháp đo kích thước chân do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5781:1994 về Phương pháp đo cơ thể người
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1680:1975 về Quần áo nam - Phương pháp đo cơ thể do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5781:2009 về Phương pháp đo cơ thể người
- Số hiệu: TCVN5781:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra