Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5728 : 1993

PHƯƠNG TIỆN ĐO ĐỘ CỨNG VICKE SƠ ĐỒ KIỂM ĐỊNH

Measuring means of Vicke hardness Verification schedule

Lời nói đầu

TCVN 5728 : 1993 được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn GOST 8603 : 1973. TCVN 5728 : 1993 do Trung tâm Đo lường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

PHƯƠNG TIỆN ĐO ĐỘ CỨNG VICKE SƠ ĐỒ KIỂM ĐỊNH

Measuring means of Vicke hardness Verification schedule

Tiêu chuẩn này quy định sơ đồ kiểm định chung cho các phương tiện đo độ cứng kim loại và hợp kim theo phương pháp Vicke (HV) và quy định bậc truyền kích thước đơn vị đo độ cứng HV đến các phương tiện đo công tác cùng với độ chính xác và phương pháp kiểm định tương ứng.

Sơ đồ kiểm định phương tiện đo độ cứng Vicke được thể hiện trên hình vẽ.

1. Chuẩn thứ

1.1. Chuẩn thứ được dùng làm chuẩn quốc gia để thể hiện, duy trì và truyền các đơn vị đo độ cứng Vicke đến chuẩn hạng I có phạm vi đo lực từ 58 N đến 1177 N và phạm vi đo độ cứng từ 150 HV đến 900 HV.

1.2. Chuẩn thứ của đơn vị đo độ cứng Vicke bao gồm các phương tiện đo sau:

1.2.1. Máy chuẩn độ cứng HNG - 250

1.2.2. Thiết bị đo đường chéo vết nén của máy HPO - 250 số 308/13 và máy KL2 số 682 có giá trị độ chia 1 µm và độ phóng đại 70, 140 và 200 lần.

1.2.3. Thiết bị đo đường chéo vết nén thỏa mãn các yêu cầu:

- Phạm vi đo từ 40 µm đến 1600 µm;

- Giá trị độ chia từ 2 µm đến 0,05 µm;

- Độ phóng đại từ 45 đến 1800 lần;

- Độ không đảm bảo đo 3.10-3.

1.2.4. Một bộ ba mũi hạng I bằng kim cương thỏa mãn các yêu cầu:

- Góc giữa hai mặt phẳng đối diện, 1360 ± 10’;

- Độ sai lệch giữa trục của tháp kim cương so với trục của chuôi mũi, ≤ 15’;

- Chiều dài mỗi cạnh của tháp kim cương tính từ đỉnh, ≥ 0,5 mm;

- Độ lệch tâm của đỉnh mũi, ≤ 0,03 mm.

1.3. Khi tạo vết nén theo phương pháp Vicke phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

- Tốc độ dẫn mũi đo ban đầu, (1 ± 0,1) mm/s;

- Thời gian từ lúc bắt đầu đến khi lực tác dụng hoàn toàn, (7 ± 1) s;

- Nhiệt độ, (20 ± 2)oC;

- Độ không đảm bảo đo của lực, 3.10-4.

1.4. Độ lệch chuẩn SH và phần sai số hệ thống không loại trừ được θH của phép truyền các đơn vị độ cứng Vicke đến chuẩn công tác hạng I được tính từ giá trị độ cứng.

2. Chuẩn công tác hạng I và hạng II

2.1. Yêu cầu kỹ thuật và qui trình kiểm định tấm chuẩn công tác hạng I và hạng II được quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 4486 : 1988 và TCVN 4487 : 1988.

2.2. Mỗi bộ tấm chuẩn công tác hạng I gồm năm tấm chuẩn, hạng II gồm ba tấm chuẩn. Mỗi tấm chuẩn chỉ thể hiện một giá trị độ cứng. Giá trị độ cứng của các tấm chuẩn trong một bộ phải phân bố tương đối đều trong toàn bộ phạm vi đo.

2.3. Độ lệch chuẩn SH của các tấm chuẩn hạng I và hạng II được tính từ đường chéo vết nén.

3. Phương tiện đo công tác

Phương tiện đo công tác theo phương pháp Vicke bao gồm các máy đo độ cứng phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 258 : 1988. Giới hạn sai số cho phép dH và qui trình kiểm định máy đo độ cứng được quy định trong các tài liệu phá

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5728:1993 về Phương tiện đo độ cứng Vicke - Sơ đồ kiểm định

  • Số hiệu: TCVN5728:1993
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1993
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản