Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5321 : 2007

ISO 812 : 2006

CAO SU, LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO - XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÒN Ở NHIỆT ĐỘ THẤP

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of low-temperature brittleness

Lời nói đầu

TCVN 5321 : 2007 thay thế cho TCVN 5321 : 1991.

TCVN 5321 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 812 : 2006.

TCVN 5321 : 2007 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC45/SC2 Cao su - Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CAO SU, LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO - XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÒN Ở NHIỆT ĐỘ THẤP

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of low-temperature brittleness

CẢNH BÁO - Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nhiệt độ thấp nhất, mà tại đó các vật liệu cao su không bị phá hủy vì giòn hoặc nhiệt độ mà tại đó một nửa mẫu thử sử dụng trong phép thử bị phá hủy khi bị va đập ở những điều kiện xác định.

Như vậy nhiệt độ giòn được xác định không nhất thiết liên quan đến nhiệt độ thấp nhất mà tại đó vật liệu có thể sử dụng, vì độ giòn sẽ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của phép thử và đặc biệt bởi mức độ va đập. Do đó, các số liệu nhận được bằng phương pháp này được sử dụng để dự đoán các thay đổi của cao su ở nhiệt độ thấp, chỉ trong các ứng dụng mà ở đó các điều kiện biến dạng thể hiện tương tự như các điều kiện quy định trong phép thử.

Tiêu chuẩn này mô tả ba qui trình sau:

- qui trình A, trong đó xác định nhiệt độ giòn;

- qui trình B, trong đó xác định nhiệt độ giòn khi 50 % mẫu bị phá hủy;

- qui trình C, trong đó mẫu thử bị va đập ở một nhiệt độ xác định.

Sử dụng qui trình C để phân loại các vật liệu cao su và cho các mục đích kỹ thuật.

CHÚ THÍCH: Phép thử tương tự cho vải tráng cao su được quy định trong ISO 4646, Vải tráng cao su hoặc chất dẻo - Phép thử va đập nhiệt độ thấp.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).

ISO 23529 Rubber - General procedures for preparing and conditioning test pieces for physical test methods (Cao su - Qui trình chung để chuẩn bị và điều hòa mẫu thử cho phương pháp thử vật lý).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

Nhiệt độ giòn (brittleness temperature)

Nhiệt độ thấp nhất mà tại đó không có một mẫu nào trong bộ mẫu bị phá hủy do hóa giòn ở nhiệt độ thấp khi thử nghiệm ở điều kiện xác định.

3.2

Nhiệt độ giòn 50 % (50 % brittleness temperature)

Nhiệt độ mà tại đó 50 % mẫu thử của bộ mẫu bị phá hủy do hóa giòn ở nhiệt độ thấp khi thử nghiệm ở điều kiện xác định.

3.3

Tốc độ thử (testing speed)

Tốc độ tuyến tính tương đối lúc va đập giữa cạnh thanh đập của thiết bị thử và mẫu thử bị kẹp.

4. Thiết bị thử và vật liệu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5321:2007 (ISO 812 : 2006) về Cao su, lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ giòn ở nhiệt độ thấp

  • Số hiệu: TCVN5321:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản