XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN – PHƯƠNG PHÁP SINH LÝ
Determination of working capacity of the man fitted with individual protection means – Physiological method
Lời nói đầu
TCVN 5111 : 1990 do Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN – PHƯƠNG PHÁP SINH LÝ
Determination of working capacity of the man fitted with individual protection means – Physiological method
Tiêu chuẩn quy định phương pháp sinh lý xác định khả năng làm việc của người khi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong điều kiện thực nghiệm.
Tiêu chuẩn chỉ áp dụng đối với quần áo bảo hộ lao động và các phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp (trừ các loại quần áo đặc chủng như quần áo lặn, quần áo bay …) hiện có hoặc mới thiết kế được sử dụng trong các ngành kinh tế quốc dân.
Khả năng làm việc của người được xác định qua các biến đổi trạng thái chức năng của đối tượng thử nghiệm (người bị thử nghiệm) thực hiện gánh nặng thể lực định mức có mang PTBVCN và không mang PTBVCN. Các biến đổi đó là các biến đổi về chỉ tiêu sinh lý sau: kiểu hô hấp, nhịp tim, lực cơ, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, thời gian phản xạ cảm giác vận động, thị lực và thị trường.
1. Chuẩn bị tiến hành thử nghiệm
1.1. Việc chuẩn bị tiến hành thử nghiệm bao gồm: lập phương trình, chuẩn bị PTBVCN, các máy đo, chọn đối tượng thử nghiệm và phổ biến cách tiến hành cho đối tượng thử nghiệm.
1.2. Trong chương trình thử nghiệm cần nêu rõ mục đích thử nghiệm, các chỉ tiêu sinh lý được nghiên cứu và thời điểm ghi các chỉ tiêu đó, chế độ và điều kiện thử nghiệm, danh mục và loại máy đo, tài liệu định mức kỹ thuật của máy.
1.3. Chương trình thử nghiệm phải tính đến việc thử nghiệm lập lại trên cùng một đối tượng thử nghiệm để lấy kết quả trung bình.
1.4. Khi tiến hành nghiên cứu sinh lý-vệ sinh học (với mục đích đánh giá so sánh) phải sử dụng PTBVCN đã có tài liệu pháp quy kỹ thuật được phê chuẩn.
1.5. Số lượng mỗi loại PTBVCN phải theo quy định như Bảng 1, còn số đối tượng thử nghiệm không ít hơn 5 người.
1.6. Thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ, độ ẩm tương đối và tốc độ chuyển động của không khí tương đương với trị số trung bình theo từng mùa của các chỉ tiêu khí tượng nêu trên.
1.7. Việc thử nghiệm được tiến hành cho từng người, hàng ngày, mỗi ngày 1 lần hoặc không ít hơn 3 lần trong một tuần vào buổi sáng. Tiến hành thử nghiệm xen kẽ: có PTBVCN và không có PTBVCN. Đối tượng thử nghiệm là người khoẻ mạnh, các chỉ số về hình thái và thể lực ở mức trung bình của người Việt Nam, lứa tuổi 20 đến 40.
1.8. Đối tượng thử nghiệm phải ở trong phòng thí nghiệm, không mang PTBVCN, có thời gian nghỉ ngơi không ít hơn 30 min trước khi thử nghiệm.
1.9. Không kể phương tiện nghiên cứu, khi tiến hành thử nghiệm PTBVCN, đối tượng thử nghiệm mặc quần áo bình thường, kiểu phổ thông gọn gàng để không cản trở tới việc tiến hành các phép đo.
1.10. Khi tiến hành thử nghiệm không có PTBVCN, đối tượng thử nghiệm phải mặc cùng loại quần áo đã dùng khi đánh giá PTBVCN.
2. Tiến hành thử nghiệm để xác định các chỉ tiêu sinh lý của đối tượng thử nghiệm
2.1. Mỗi thử nghiệm được tiến hành trong vòng 1 h 50 min, đối tượng thử nghiệm phải thực hiện gá
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6407:1998 (ISO 3873:1997) về mũ an toàn công nghiệp
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3154:1979 về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Phương pháp xác định thị trường (trường nhìn)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3580:1981 Kính bảo hộ lao động. Cái lọc sáng bảo vệ mắt
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5111:1990 về Xác định khả năng làm việc của người khi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân - Phương pháp sinh lý
- Số hiệu: TCVN5111:1990
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1990
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực