Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4259-86

MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ. PHƯƠNG PHÁP THỬ

Synchronous machine. Test method

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy điện đồng bộ ba pha công suất từ 1KVA trở lên, ở tần số danh định từ 10 đến 400 Hz.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các máy chuyên dụng, ví dụ máy có nam châm vĩnh cửu, các máy phản kháng và cảm ứng.

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử sau:

Đo điện trở cách điện của các cuộn dây đối với vỏ máy và giữa các cuộn dây (phần 2).

Đo điện trở của cuộn dây bằng dòng điện một chiều ở trạng thái nguội (phần 3).

Thử với tốc độ quay nâng cao (phần 4).

Thử độ bền điện của cách điện của cuộn dây đối với vỏ máy và giữa các cuộn dây (phần 5).

Thử độ bền điện của cách điện giữa các vòng dây của cuộn dây. (phần 6).

Xác định đặc tính không tải và tính đối xứng của điện áp (phần 7).

Xác định đặc tính ngắn mạch ba phần (phần 8).

Xác định các dòng điện của thành phần điều hòa bậc 3 (phần 9).

Đo dòng điện kích từ của máy điện đồng bộ không mang tải trong chế độ quá kích ở điện áp danh định, dòng điện danh định của phần ứng và xác định đặc tính hình V (phần 10).

Xác định dòng điện kích từ danh định, sự thay đổi danh định của điện áp và đặc tính điều chỉnh (phần 11).

Xác định hệ số méo hình sin của đường cong điện áp và hệ số điều hòa điện thoại (phần 12).

Thử quá tải ngắn hạn theo dòng điện (phần 13).

Xác định tổn hao và hiệu suất (phần 14).

Thử phát nóng (phần 15).

Thử ngắn mạch ba pha đột ngột (phần 16).

Xác định tỷ số ngắn mạch và điện kháng đồng bộ (phần 17).

Xác định điện kháng quá độ (phần 18).

Xác định điện kháng siêu quá độ (phần 19).

Xác định điện kháng và điện trở thứ tự ngược (phần 20).

Xác định điện kháng và điện trở thứ tự không (phần 21).

Xác định điện kháng tản của phần ứng và điện kháng tính toán (phần 22).

Xác định hằng số thời gian (phần 23).

Thử máy kích thích (phần 24).

Xác định thời gian gia tốc và hằng số năng lượng dự trữ của máy (phần 25).

Xác định dòng điện khởi động và mômen quay của động cơ đồng bộ và máy bù đồng bộ không có động cơ khởi động (phần 26).

Đo điện áp giữa các đầu trục (phần 27).

1. Quy định chung

1.1. Ở tất cả các thử nghiệm, việc đo các đại lượng điện, trừ điện trở cách điện tiến hành bằng dụng cụ đo có cấp chính xác không thấp hơn 0,5.

Chọn dụng cụ như thế nào để cho giá trị đo được nằm trong giới hạn từ 20% đến 95% của thang đo.

Khi đo bằng nhiều dụng cụ đo, tiến hành đọc đồng thời trên tất cả các máy đo.

1.2. Khi thử, các cuộn dây của máy phải được nối với nhau theo sơ đồ làm việc nếu không có quy định khác.

Việc xác định tất cả các thông số phải được tiến hành theo sơ đồ đấu hình sao các pha của phần ứng nếu theo điều kiện tiến hành thử không yêu cầu sơ đồ đấu khác, ví dụ tam giác hở. Nếu cuộn dây phần ứng của máy được nối tam giác thì các giá trị thông số nhận được tương ứng với cuộn dây tương đương nối hình sao.

1.3. Tất cả các thông số và đặc tính phải biểu diễn bằng đơn vị tương đối đồng thời chấp nhận giá trị danh định của điện áp dây U và công suất toàn phần S làm các đơn vị cơ bản. Trong trường hợp này, giá trị cơ bản của dòng điện tính theo công thức:

Icb = I =            (1)

Còn giá trị cơ bản của tổng trở tính theo công thức:

Zcb = = =           (2)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4259–86 về Máy điện đồng bộ - Phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN4259-86
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1986
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản