Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3890 – 84

PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ CHỮA CHÁY

BỐ TRÍ, BẢO QUẢN, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG

Fire Extinguishment devices and equipment Arrangement, storage, Controlan maintenance

Cơ quan biên soạn và đề nghị ban hành:

Cục phòng cháy và chữa cháy

Bộ Nội vụ

Cơ quan trình duyệt:

Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 75/QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1984

 

TCVN 3890 – 84

PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ CHỮA CHÁY

BỐ TRÍ, BẢO QUẢN, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG

Fire Extinguishment devices and equipment Arrangement, storage, Controlan maintenance

Tiêu chuẩn này áp dụng để bố trí, bảo quản, kiểm tra bảo dưỡng các loại phương tiện và thiết bị chữa cháy trang bị cho các cơ sở.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các phương tiện và thiết bị chữa cháy: máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, tua bin phản lực chữa cháy và những phương tiện chữa cháy đặc trưng khác không nêu trong tiêu chuẩn này.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phương tiện và thiết bị chữa cháy dùng để chữa cháy tại các cơ sở quy định trong tiêu chuẩn này bao gồm:

1. Phương tiện chữa cháy cơ giới (ô tô chữa cháy, xe chuyên dùng, máy bơm chữa cháy)

2. Bình chữa cháy cầm tay và bình chữa cháy lắp trên giá có bánh xe.

3. Thiết bị chữa và báo cháy tự động, nửa tự động

4. Phương tiện chữa cháy thô sơ

5. Phương tiện và thiết bị chữa cháy khác.

Các loại phương tiện và thiết bị chữa cháy cụ thể tham khảo thêm ở phụ lục 1 của tiêu chuẩn này.

1.2. Tất cả các phương tiện và thiết bị chữa cháy trang bị tại cơ sở chỉ được dùng để chữa cháy.

Trường hợp đặc biệt, chỉ cho phép sử dụng phương tiện và thiết bị chữa cháy để:

- Cấp cứu tai nạn, các sự cố kỹ thuật nguy hiểm về cháy, nổ, độc.

- Khẩn cấp đối phó với hoạt động gây rối trị an của bọn phản cách mạng.

Sau khi sử dụng xong, phải nhanh chóng đưa phương tiện và thiết bị vào thường trực sẵn sàng chữa cháy ngay.

1.3. Khi sử dụng phương tiện và thiết bị chữa cháy phải tuân theo nội quy và quy tắc sử dụng từng phương tiện và thiết bị.

1.4. Người đứng đầu các cơ sở phải trực tiếp tiến hành kiểm tra mức độ sẵn sàng chữa cháy của các phương tiện và thiết bị chữa cháy ở cơ sở mình ít nhất 3 tháng 1 lần.

Đối với các cơ sở sản xuất, kho tàng có mức độ nguy hiểm về cháy nổ thuộc hạng A - B và những công trình đặc biệt phải kiểm tra ít nhất mỗi tháng 1 lần.

Mức độ nguy hiểm về cháy nổ của các cơ sở sản xuất, kho tàng được phân thành 6 hạng A, B, C, D, E, F theo TCVN 2622 - 78 (ghi trong phụ lục 5 của tiêu chuẩn này).

Ngoài việc kiểm tra định kỳ có thể tiến hành kiểm tra đột xuất theo yêu cầu đối với từng cơ sở.

Việc kiểm tra đột xuất các cơ sở do lãnh đạo cơ sở, cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở và cơ quan phòng cháy, chữa cháy tiến hành.

2. BỐ TRÍ PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ CHỮA CHÁY

2.1. Việc bố trí phương tiện và thiết bị chữa cháy phải phù hợp với các điều quy định ở phần 1 của tiêu chuẩn này, yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện hành khác và các điều kiện kỹ thuật cụ thể của cơ sở, đồng thời phải đảm bảo:

- Dễ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:1984 về Phương tiện và thiết bị chữa cháy - Bố trí, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng

  • Số hiệu: TCVN3890:1984
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 13/03/1984
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản