TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 2:2015
QUY PHẠM THỰC HÀNH TỐT VỀ TIÊU CHUẨN HÓA
Code of good practice for standardization
Lời nói đầu
TCVN 2:2015 tham khảo ISO/IEC Guide 59:1994;
TCVN 2:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 01 Vấn đề chung về tiêu chuẩn hóa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giao dịch và thương mại trong từng quốc gia và giữa các quốc gia trên thế giới. Các tiêu chuẩn do nhiều cơ quan ở nhiều cấp: dưới quốc gia, quốc gia, khu vực và quốc tế xây dựng; phần lớn các cơ quan này xây dựng các tiêu chuẩn theo một quá trình đồng thuận. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và hợp tác về công nghệ, các cơ quan hoạt động tiêu chuẩn hóa đã xây dựng các quy trình và phương thức hợp tác để tạo lập các thực hành tốt về xây dựng tiêu chuẩn ở tất cả các cấp. Các thực hành này được thể hiện dưới dạng quy phạm, có thể áp dụng cho các cơ quan chính phủ và phi chính phủ.
Ở cấp quốc tế, quá trình tiêu chuẩn hóa chủ yếu được điều phối bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU). Các cơ quan này là tổ chức tiêu chuẩn hàng đầu có nền tảng hoạt động ở cấp quốc gia và mở rộng ra các hoạt động khu vực khi cần. Hệ thống tiêu chuẩn hóa toàn cầu, gồm tiêu chuẩn hóa ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, liên kết với nhau thông qua các thỏa thuận hợp tác giữa ISO, IEC và ITU ở cấp quốc tế; giữa các tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực như Ủy ban Tiêu chuẩn Châu Âu (CEN), Ủy ban Tiêu chuẩn kỹ thuật điện Châu Âu (CENELEC) và Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI) và nền tảng là giữa các quốc gia thành viên của ba tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu trên.
Trong hệ thống tiêu chuẩn hóa toàn cầu, các quốc gia thành viên của ba tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo tính nhất quán và sự phối hợp. Vì lý do này nên có sự phân biệt trong định nghĩa và Điều 5, Điều 6 của tiêu chuẩn này, giữa cơ quan hoạt động tiêu chuẩn hóa (có thể có rất nhiều cơ quan như vậy trong một quốc gia) và cơ quan tiêu chuẩn quốc gia là thành viên quốc gia của một hoặc nhiều tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu và các tổ chức khu vực tương ứng có liên quan.
Tiêu chuẩn này đảm bảo tính công khai và minh bạch, đồng thời đảm bảo mức độ trật tự tối ưu, sự nhất quán và hiệu quả của các quá trình tiêu chuẩn hóa.
QUY PHẠM THỰC HÀNH TỐT VỀ TIÊU CHUẨN HÓA
Code of good practice for standardization
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ quan hoạt động tiêu chuẩn hóa, tổ chức xây dựng tiêu chuẩn theo các quy trình dựa trên nguyên tắc đồng thuận.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2), Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa.
CHÚ THÍCH: Các thuật ngữ liên quan đề cập trong Phụ lục 1 của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại được giải thích trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này.
3 Quy trình xây dựng tiêu chuẩn
3.1 Các quy trình bằng văn bản dựa trên nguyên tắc đồng thuận cần quy định các phương pháp xây dựng tiêu chuẩn. Các quy trình của cơ quan hoạt động tiêu chuẩn hóa cần sẵn có để cung cấp cho các bên liên quan, theo cách thức hợp lý và kịp thời khi có yêu cầu.
3.2 Quy trình bằng văn bản cần có nội dung về cơ chế khiếu nại rõ ràng, thực tế và sẵn có để xử lý khiếu nại kịp thời.
3.3 Hoạt động tiêu chuẩn hóa phải được thông báo bằng phương tiện phù hợp để tạo cơ hội cho các cá nhân hoặc tổ chức quan tâm có những đóng góp có ý nghĩa. Điều này đòi hỏi thông báo kịp thời và đầy đủ bằng phương tiện thích hợp về các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn mới, cũng như báo cáo về hiện trạng khi thích hợp.
3.4 Khi
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 28001:2014 (ISO 28001:2007) về Hệ thống quản lý an toàn chuỗi cung ứng - Thực hành tốt áp dụng an toàn chuỗi cung ứng, đánh giá và hoạch định - Yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10001:2009 (ISO 10001:2007) về Quản lý chất lượng - Sự thỏa mãn của khách hàng - Hướng dẫn về quy phạm thực hành đối với tổ chức
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7564:2007 (ISO/IEC GUIDE 60 : 2004) về Đánh giá sự phù hợp - Quy phạm thực hành tốt
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6450:2007 (ISO/IEC GUIDE 2:2004) về Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 28001:2014 (ISO 28001:2007) về Hệ thống quản lý an toàn chuỗi cung ứng - Thực hành tốt áp dụng an toàn chuỗi cung ứng, đánh giá và hoạch định - Yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10001:2009 (ISO 10001:2007) về Quản lý chất lượng - Sự thỏa mãn của khách hàng - Hướng dẫn về quy phạm thực hành đối với tổ chức
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7564:2007 (ISO/IEC GUIDE 60 : 2004) về Đánh giá sự phù hợp - Quy phạm thực hành tốt
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2:2015 về Quy phạm thực hành tốt về tiêu chuẩn hóa
- Số hiệu: TCVN2:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực