Hệ thống pháp luật

TCVN 1660: 2009

ISO 4885: 1996

SẢN PHẨM CỦA HỢP KIM SẮT -NHIỆT LUYỆN - TỪ VỰNG

Ferrous products - Heat treatments - Vocabulary

 

Lời nói đầu

TCVN 1660: 2009 thay thế TCVN 1660: 1987.

TCVN 1660: 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 4885: 1996.

TCVN 1660: 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SẢN PHẨM HỢP KIM SẮT - NHIỆT LUYỆN - TỪ VỰNG

Ferrous products - Heat treatments - Vocabulary

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ được dùng trong nhiệt luyện các sản phẩm hợp kim sắt.

Từ vựng được chia ra phần chính (Điều 3) và phần bổ sung (Điều 4).

Phần bổ sung gồm các định nghĩa cần thiết để hiểu phần chính của thuật ngữ.

Phần chú giải được viết dưới dạng chú thích nhằm để phân biệt với phần định nghĩa.

Hình 1 và Hình 2 là biểu diễn bằng sơ đồ của một số thuật ngữ nhất định.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4393: 2009 (ISO 643: 2003), Thép - Phương pháp chụp ảnh tế vi xác định kích thước hạt..

TCVN 5747: 2008 (ISO 2639: 2002), Thép - Xác định và kiểm tra chiều sâu lớp thấm cacbon và biến cứng.

ISO 3754: 1976, Thép - Xác định lớp tôi cứng có hiệu quả sau khi tôi bề mặt bằng ngọn lửa hoặc tôi bằng cảm ứng.

3. Phần chính 3 Main part

3.1. Hóa già

Dạng nhiệt luyện áp dụng cho sản phẩm hợp kim sắt, sau khi xử lý tạo dung dịch rắn thì xử lý để nhận được tính chất mong muốn.

So sánh với ổn định hóa tổ chức austenit.

CHÚ THÍCH: Hóa già bao gồm nung và giữ nhiệt ở một hoặc vài nhiệt độ được chỉ định rồi làm nguội một cách thích hợp.

3.2. Thấm nhôm

Dạng hóa nhiệt luyện được áp dụng đối với sản phẩm hợp kim sắt để bề mặt của sản phẩm được làm giầu thành phần nhôm.

3.3. Ủ

Dạng nhiệt luyện bao gồm nung và giữ nhiệt ở nhiệt độ thích hợp sau đó làm nguội theo một điều kiện sao cho sau khi nguội tới nhiệt độ thường kim loại sẽ có trạng thái tổ chức gần với cân bằng.

CHÚ THÍCH: Vì định nghĩa này rất tổng quát, cho nên thường sử dụng ở dạng nói rõ mục đích riêng của ủ (xem ủ bề mặt sáng, ủ hoàn toàn, ủ mềm, ủ không hoàn toàn, ủ đẳng nhiệt và ủ dưới nhiệt độ tới hạn).

3.4. Cơ nhiệt luyện nhiệt độ cao

Cơ nhiệt luyện hợp kim sắt, bao gồm sự biến dạng dẻo đối với austenit giả ổn định trước khi chuyển biến mactenxit và/hoặc chuyển biến bainit.

3.5. Tôi đẳng nhiệt

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1660:2009 (ISO 4885: 1996) về Sản phẩm của hợp kim sắt - Nhiệt luyện - Từ vựng

  • Số hiệu: TCVN1660:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản