Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13868 : 2023

ISO 6165 : 2022

MÁY LÀM ĐẤT - CÁC LOẠI CƠ BẢN - PHÂN LOẠI VÀ TỪ VỰNG

Earth-moving machinery - Basic types - Identification and vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 13868:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 6165:2022.

TCVN 13868:2023 do Trường Đại học Xây dựng Hà Nội biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này thiết lập từ vựng cho máy làm đất tùy theo theo chức năng và cấu hình. Các yêu cầu về an toàn đối với hầu hết các nhóm máy được liệt kê trong tài liệu này được đề cập đến trong bộ tiêu chuẩn ISO 20474.

 

MÁY LÀM ĐẤT - CÁC LOẠI CƠ BẢN - PHÂN LOẠI VÀ TỪ VỰNG

Earth-moving machinery - Basic types - Identification and vocabulary

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ, định nghĩa và cấu trúc nhận dạng để phân loại thiết bị liên quan tới các loại máy làm đất được thiết kế để thực hiện các công việc sau:

- Đào;

- Xúc;

- Vận chuyển;

- Khoan, rải, đầm lèn hoặc đào rãnh đất, đá và các loại vật liệu khác trong các công việc, ví dụ, thi công đường giao thông và đập ngăn nước, trong các mỏ khai thác đá và khoáng, trên các công trường xây dựng.

Tiêu chuẩn này quy định việc phân loại máy theo chức năng và cấu hình thiết kế của chúng, bao gồm cả các phân loại bổ sung theo khối lượng vận hành và cấu hình điều khiển của máy làm đất.

Phụ lục A đưa ra một sơ đồ dựa trên cấu trúc nhận dạng máy được tiêu chuẩn này sử dụng để phân loại máy và đưa ra các thông tin nhận dạng chi tiết phù hợp với logic mà sơ đồ này áp dụng.

Phụ lục B cung cấp hệ thống phân loại cấu hình điều khiển của máy làm đất.

2  Tài liệu viện dẫn

Không có tài liệu viện dẫn nào có trong tiêu chuẩn này.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Phân loại máy theo đặc tính và cách thức vận hành

3.1.1

Máy làm đất (earth-moving machinery)

Máy cơ sở tự hành hoặc kéo theo (3.1.11) bánh lốp, trống lăn, bánh xích hoặc chân tựa, có thiết bị (3.1.12) hoặc bộ công tác (3.1.13), hoặc cả hai, được thiết kế chủ yếu để thực hiện việc đào, xúc, vận chuyển, khoan, rải, đầm lèn hoặc đào rãnh đất, đá và các loại vật liệu khác.

CHÚ THÍCH 1: Máy làm đất có thể được điều khiển trực tiếp hoặc điều khiển từ xa. Máy cũng có thể hoạt động tự động hoặc bán tự động.

CHÚ THÍCH 2: Phụ lục B về các loại cấu hình điều khiển của máy làm đất.

3.1.1.1

Máy cỡ nhỏ (compact machine)

Máy làm đất (3.1.1), trừ máy đào cỡ nhỏ (3.2.4.5) và máy xúc cỡ nhỏ (3.2.2.3), có khối lượng vận hành (3.1.10) từ 4 500 kg trở xuống.

3.1.2

Máy điều khiển trực tiếp (direct-control machine)

Máy làm đất tự hành (3.1.1) được điều khiển bởi người vận hành có tiếp xúc trực tiếp với máy.

3.1.2.1

Máy có chỗ cho người vận hành (ride-on machine)

Máy điều khiển trực tiếp (3.1.2) có các thiết bị điều khiển đặt trên máy và được điều khiển bởi người vận hành đứng hoặc ngồi trên máy.

3.1.2.2

Máy không có chỗ cho người vận hành (non-riding machine)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13868:2023 (ISO 6165:2022) về Máy làm đất - Các loại cơ bản - Phân loại và từ vựng

  • Số hiệu: TCVN13868:2023
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2023
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản