Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13768:2023

TÔM ĐÔNG LẠNH

Frozen shrimp

 

Lời nói đầu

TCVN 13768:2023 thay thế TCVN 4380:1992, TCVN 4381:2009, TCVN 5109:2002 và TCVN 12614:2019;

TCVN 13768:2023 do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TÔM ĐÔNG LẠNH

Frozen shrimp

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các loài tôm thuộc họ Penaeidac, Pandalidae, CrangonidaePalaemonidae đông lạnh, bao gồm các dạng sản phẩm không xử lý nhiệt hoặc có xử lý nhiệt.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu và phiên bản sửa đổi, bổ sung hoặc phiên bản thay thế (nếu có). Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5276:1990, Thủy sản - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

TCVN 5277:1990, Thủy sản - Phương pháp thử cảm quan.

TCVN 5603:2023, Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm.

TCVN 12386:2018 (CAC/GL 50-2004), Thực phẩm - Hướng dẫn chung về ly mẫu.

AOAC 963.18-1963 (1997), Net Contents of Frozen Seafoods - Drained Weight Procedure (Xác định khối lượng tịnh của thực phẩm thy sản đông lạnh).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Tạp chất lạ (unnatural foreign matter)

Những chất không phải thành phần tự nhiên của tôm được cố tình đưa vào để làm tăng khối lượng, tăng kích cỡ, lừa dối cảm giác về độ tươi hoặc vô tình lẫn trong sản phẩm có thể dễ dàng nhận biết mà không cần khuếch đại.

3.2

Tạp chất thường (common foreign matter)

Những vật từ thành phần tự nhiên của tôm nhưng không mong muốn có trong sản phẩm sử dụng làm thực phẩm (ví dụ: vỏ tôm, chân bơi, cánh đuôi, râu tôm,...).

3.3

Khuyết tật (defectives)

Sự sai lệch bất kỳ về chỉ tiêu cảm quan nhưng ở mức chấp nhận được.

3.4

Mạ băng (glazing)

Việc sử dụng một lớp bảo vệ bằng đá lạnh hình thành trên bề mặt sản phẩm đã đông lạnh bằng cách phun lên sản phẩm và, hoặc nhúng sản phẩm vào trong nước biển sạch, nước uống được hoặc nước uống được có các phụ gia đã được chấp nhận, khi thích hợp.

3.5

Cháy lạnh (deep dehydration)

Phần sản phẩm bị mất nước, do không có lớp băng bảo vệ.

3.6

Xử lý nhiệt (heat treatment)

Quá trình gia nhiệt bằng nước hoặc hơi nước trong một khoảng thời gian đảm bảo để tâm sản phẩm đạt được nhiệt độ đủ để đông kết protein.

4  Các yêu cầu

4.1  Yêu cầu đối với nguyên liệu

4.1.1  Nguồn gốc

Tôm nguyên liệu phải được khai thác hoặc thu hoạch từ các khu vực không bị cơ quan chức năng cấm hoặc đình chỉ khai thác, thu hoạch. Nguyên liệu được khai thác không vi phạm các quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định. Hồ sơ kèm theo lô tôm nguyên liệu phải đảm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13768:2023 về Tôm đông lạnh

  • Số hiệu: TCVN13768:2023
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2023
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản