Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13086:2020

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH ĐỘ DẪN ĐIỆN

Water quality - Determination of conductivity

Lời nói đầu

TCVN 13086:2020 xây dựng trên cơ sở tham khảo SMEWW 2510B:2017, Standard methods for examination of water and wastewater - Conductivity

TCVN 13086:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Độ dẫn điện, k, là đo khả năng dẫn điện của dung dịch nước. Khả năng này phụ thuộc vào sự hiện diện của các ion; tổng nồng độ, tính linh động và hóa trị của chúng; và phụ thuộc vào nhiệt độ đo. Các dung dịch của hầu hết các hợp chất vô cơ đều là những chất dẫn tương đối tốt. Ngược lại, các phân tử của các hợp chất hữu cơ không phân ly trong dung dịch nước dẫn đến dẫn điện rất kém.

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH ĐỘ DẪN ĐIỆN

Water quality - Determination of conductivity

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình xác định độ dẫn điện (EC) của nước bằng phương pháp trong phòng thử nghiệm.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

SMEWW 2020:2017, Standard methods for examination of water and wastewater - Part 2020, Quality assurance/Quality control.

3  Nguyên tắc

Độ dẫn điện của nước được đo bằng cách sử dụng hai điện cực trơ về mặt hóa học và khoảng cách cố định. Sử dụng dòng điện xoay chiều để ghi nhận phép đo (nhằm tránh sự phân cực tại bề mặt điện cực).

4  Thiết bị, dụng cụ

Tiêu chuẩn này sử dụng các thiết bị, dụng cụ trong phòng thử nghiệm thông thường và các thiết bị sau:

4.1  Thiết bị đo độ dẫn điện khép kín, sử dụng thiết bị có khả năng đo tính dẫn với sai số không vượt quá 1 % hoặc 1 μΩ-1/cm, tùy chọn sai số nào cho độ chính xác cao hơn tốt hơn.

4.2  Nhiệt kế, có khả năng đọc đến 0,1 °C và nằm trong phạm vi 23 °C đến 27 °C. Đa phần các thiết bị đo độ dẫn điện đều được trang bị cảm biến ghi nhận nhiệt độ tự động.

4.3  Cảm biến đo độ dẫn điện

a) Loại điện cực platin

Cảm biến đo độ dẫn điện có chứa điện cực platin hóa có sẵn ở dạng pipet hoặc ở dạng nhấn chìm. Sự lựa chọn cảm biến đo phụ thuộc vào phạm vi dẫn điện dự kiến. Kiểm tra thực nghiệm thiết bị bằng cách so sánh kết quả đo thiết bị với độ dẫn điện thực của các dung dịch KCl được nêu trong Bảng 1.

Làm sạch các cảm biến đo mới, chưa được phủ và sẵn sàng để sử dụng, với hỗn hợp làm sạch axit cromic-sulturic và platin hóa các điện cực trước khi sử dụng. Sau đó, làm sạch và platin hóa lại bất cứ khi nào số đo trở nên bất thường, khi không thể đạt được điểm kết thúc rõ ràng, hoặc khi kiểm tra cho thấy platin đen đã bong ra.

Để platin hóa, chuẩn bị dung dịch 1 g axit cloplatinic, H2PtCl6.6H2O và 12 mg chì axetat trong 100 ml nước cất. Dung dịch đặc hơn làm giảm thời gian cần thiết để platin hóa các điện cực và có thể được sử dụng nếu cần rút ngắn thời gian thực hiện, ví dụ, khi hằng số cảm biến đo là 1,0/cm trở lên. Ngâm điện cực trong dung dịch này và kết nối cả hai với cực âm của pin khô 1,5 V. Kết nối mặt dương cực của pin với một đoạn dây platin và nhúng dây vào dung dịch. Điều chỉnh dòng điện sao cho chỉ một lượng nhỏ khí được tạo ra. Tiếp tục điện phân cho đến khi cả hai điện cực của cảm biến đo được phủ màu đen pl

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13086:2020 về Chất lượng nước - Xác định độ dẫn điện

  • Số hiệu: TCVN13086:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản