Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12947:2020

HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN HIỆU LỰC CỦA CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT AN TOÀN THỰC PHẨM

Guidelines for the validation of food safety control measures

Lời nói đầu

TCVN 12947:2020 được xây dựng trên cơ sở tham khảo CXG 69-2008;

TCVN 12947:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Việc kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn về thực phẩm thường liên quan đến việc áp dụng các biện pháp kiểm soát trong chuỗi thực phẩm, từ khâu sản xuất ban đầu qua chế biến đến tiêu thụ. Hiện nay điều kiện các kiểm soát về an toàn thực phẩm dựa trên các hệ thống lựa chọn linh hoạt các biện pháp kiểm soát, nên việc xác nhận hiệu lực của các biện pháp kiểm soát này ngày càng trở nên quan trọng. Thông qua quá trình xác nhận hiệu, có thể chứng minh rằng có thể thực hiện được các biện pháp kiểm soát đã chọn, trên cơ sở nhất quán, để đạt được mức độ kiểm soát mối nguy đã định.

Cần phải phân biệt rõ vai trò của doanh nghiệp và vai trò của cơ quan có thẩm quyền trong việc xác nhận hiệu lực của các biện pháp kiểm soát. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm xác nhận hiệu lực của các biện pháp kiểm soát, trong khi cơ quan có thẩm quyền đảm bảo rằng doanh nghiệp có các hệ thống hiệu quả xác nhận hiệu lực và các biện pháp kiểm soát được xác nhận hiệu lực một cách thích hợp. Cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra hướng dẫn cho doanh nghiệp về cách tiến hành các nghiên cứu xác nhận hiệu lực và cách thức thực hiện các biện pháp kiểm soát có hiệu lực. Cơ quan có thẩm quyền cũng có thể tiến hành các nghiên cứu xác nhận hiệu lực để hỗ trợ các quyết định quản lý nguy cơ hoặc cung cấp thông tin về các biện pháp kiểm soát được coi là đã xác nhận hiệu lực, đặc biệt là khi không có các nguồn lực để thực hiện các nghiên cứu đó (ví dụ: các doanh nghiệp nhỏ).

Tiêu chuẩn này đưa ra thông tin về khái niệm và bản chất của việc xác nhận hiệu lực, các vấn đề cần xem xét trước khi đánh giá, quá trình xác nhận và nhu cầu xác nhận lại hiệu lực. Tiêu chuẩn này cũng đề cập đến sự khác nhau giữa xác nhận hiệu lực, giám sát và kiểm tra xác nhận. Phụ lục A đưa ra ví dụ về các trường hợp xác nhận hiệu lực chỉ nhằm mục đích minh họa và không thể hiện việc xác nhận hiệu lực của các biện pháp kiểm soát thực tế.

 

HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN HIỆU LỰC CỦA CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT AN TOÀN THỰC PHẨM

Guidelines for the validation of food safety control measures

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để xác nhận hiệu lực của các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm ở tất cả các giai đoạn trong chuỗi thực phẩm Tiêu chuẩn này bao gồm các công cụ, kỹ thuật và nguyên tắc thống kê để xác nhận hiệu lực của các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm cụ thể. Hướng dẫn về các ứng dụng cụ thể từ các tổ chức khoa học, cơ quan có thẩm quyền, chuyên gia kiểm soát quá trình hoặc các nguồn tài liệu khoa học có liên quan có thể đưa ra các nguyên tắc cụ thể và thực hành tốt nhất dựa vào việc xác nhận hiệu lực biện pháp kiểm soát cụ thể đó.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm

3

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12947:2020 về Hướng dẫn xác nhận hiệu lực của các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm

  • Số hiệu: TCVN12947:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản