Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ISO/IEC/IEEE 29119-4:2015
KỸ THUẬT HỆ THỐNG VÀ PHẦN MỀM - KIỂM THỬ PHẦN MỀM - PHẦN 4: CÁC KỸ THUẬT KIỂM THỬ
Software and systems engineering - Software testing - Part 4: Test Techniques
Lời nói đầu
TCVN 12849-4:2020 hoàn toàn tương đương ISO/IEC/IEEE 29119-4:2015.
TCVN 12849-4:2020 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Mục đích của tiêu chuẩn này là đưa ra một chuẩn quốc tế định nghĩa các kỹ thuật thiết kế kiểm thử phần mềm (còn được gọi là kỹ thuật thiết kế ca kiểm thử hoặc các phương pháp kiểm thử) có thể được sử dụng trong quy trình Thiết kế và chuẩn bị kiểm thử được định nghĩa trong TCVN 12849-2:2020 (ISO/IEC/IEEE 29119-2:2013). Tiêu chuẩn này không mô tả cụ thể quy trình Thiết kế và chuẩn bị kiểm thử; thay vào đó, nó mô tả một tập các kỹ thuật kiểm thử phần mềm mà có thể được sử dụng trong tiêu chuẩn TCVN 12849-2:2020 (ISO/IEC/IEEE 29119-2). Mục đích là mô tả một loạt các kỹ thuật mà được chấp nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp kiểm thử phần mềm.
Các kỹ thuật thiết kế kiểm thử được trình bày trong tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để xây dựng các ca kiểm thử, cung cấp bằng chứng để chứng minh rằng các yêu cầu hạng mục kiểm thử đã được đáp ứng và /hoặc có xuất hiện lỗi trong một hạng mục kiểm thử (tức là các yêu cầu không được đáp ứng). Để xác định một tập các kỹ thuật kiểm thử mà có thể được áp dụng trong các tình huống cụ thể, có thể sử dụng kiểm thử dựa trên rủi ro (kiểm thử dựa trên rủi ro được trình bày trong TCVN 12849- 1:2020 (ISO/IEC/IEEE 29119-1) và TCVN 12849-2:2020 (ISO/IEC/IEEE 29119-2:2013).
CHÚ THÍCH: "Hạng mục kiểm thử" là một sản phẩm công việc đang được kiểm thử (xem TCVN 12849-1:2020 (ISO/IEC/IEEE 29119-1)).
Ví dụ 1: "Các hạng mục kiểm thử" bao gồm các hệ thống, các hạng mục phần mềm, các đối tượng, các lớp, các yêu cầu tài liệu, các đặc tả thiết kế và hướng dẫn sử dụng.
Để thiết kế các ca kiểm thử, mỗi kỹ thuật kiểm thử đều tuân theo đầy đủ các bước trong quy trình Thiết kế và chuẩn bị kiểm thử được định nghĩa trong TCVN 12849-2:2020 (ISO/IEC/IEEE 29119-2:2013) được trình bày trong Hình 1 dưới đây.
Tiêu chuẩn này không đưa ra hướng dẫn về toàn bộ các hoạt động trong quy trình Thiết kế và chuẩn bị kiểm thử, tiêu chuẩn này chỉ đưa ra hướng dẫn về cách thức thực hiện chi tiết ba hoạt động được mô tả dưới đây đối với từng kỹ thuật kiểm thử:
- Xác định các điều kiện kiểm thử (TD2);
- Xác định các hạng mục bao phủ kiểm thử (TD3);
- Xây dựng các ca kiểm thử (TD4).
Mỗi điều kiện kiểm thử là một khía cạnh có thể kiểm thử được của một hạng mục kiểm thử, chẳng hạn như một hàm, sự chuyển đổi trạng thái, tính năng, thuộc tính chất lượng, hoặc phần tử cấu trúc được xác định như một cơ sở kiểm thử. Việc này có thể đạt được bằng cách thỏa thuận với các bên liên quan về các thuộc tính được kiểm thử hoặc bằng cách áp dụng một hoặc nhiều kỹ thuật thiết kế kiểm thử.
Ví dụ 2: Nếu điều kiện kết thúc kiểm thử đối với kiểm thử chuyển đổi trạng thái xác định đã đạt được độ bao phủ tất cả các trạng thái thì các điều kiện kiểm thử có thể là các trạng thái mà bao phủ hạng mục kiểm thử. Ví dụ khác về điều kiện kiểm thử là các lớp tương đương và các giá trị biên giữa chúng.
Các hạng mục bao phủ kiểm thử là thuộc tính của mỗi điều kiện kiểm thử có thể được bao phủ trong quá trình kiểm thử. Một điều kiện kiểm thử có thể là cơ sở cho một hoặc nhiều hạng mục bao phủ kiểm thử.
Ví dụ 3: Nếu một biến cụ thể được xác định là một điều kiện kiểm thử thì các hạng mục bao phủ kiểm thử tương ứng có thể chính là biên và có thể là hai bên của biên.
Ca kiểm thử là một tập các điều kiện tiên quyết, đầu vào (bao gồm cả hành động nếu có) và kết quả mong đợi.
Điều 5 hoặc 6 của tiêu chuẩn này không đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện các hoạt động trong quy
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11696-1:2016 (ISO 14915-1:2002) về Ecgônômi phần mềm dành cho giao diện người sử dụng đa phương tiện - Phần 1: Nguyên tắc và khuôn khổ thiết kế
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11696-2:2016 (ISO 14915-2:2003) về Ecgônômi phần mềm dành cho giao diện người sử dụng đa phương tiện - Phần 2: Điều hướng và điều khiển đa phương tiện
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11696-3:2016 (ISO 14915-3:2002) về Ecgônômi phần mềm dành cho giao diện người sử dụng đa phương tiện - Phần 3: Lựa chọn và kết nối phương tiện
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11696-1:2016 (ISO 14915-1:2002) về Ecgônômi phần mềm dành cho giao diện người sử dụng đa phương tiện - Phần 1: Nguyên tắc và khuôn khổ thiết kế
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11696-2:2016 (ISO 14915-2:2003) về Ecgônômi phần mềm dành cho giao diện người sử dụng đa phương tiện - Phần 2: Điều hướng và điều khiển đa phương tiện
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11696-3:2016 (ISO 14915-3:2002) về Ecgônômi phần mềm dành cho giao diện người sử dụng đa phương tiện - Phần 3: Lựa chọn và kết nối phương tiện
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12849-2:2020 (ISO/IEC/IEEE 29119-2:2013) về Kỹ thuật hệ thống và phần mềm - Kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy trình kiểm thử
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12849-1:2020 (ISO/IEC/IEEE 29119-1:2013) về Kỹ thuật hệ thống và phần mềm - Kiểm thử phần mềm - Phần 1: Khái niệm và định nghĩa
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12849-4:2020 (ISO/IEC/IEEE 29119-4:2015) về Kỹ thuật hệ thống và phần mềm - Kiểm thử phần mềm - Phần 4: Các kỹ thuật kiểm thử
- Số hiệu: TCVN12849-4:2020
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2020
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra