Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12741:2019

ISO/TS 28037:2010

XÁC ĐỊNH VÀ SỬ DỤNG HÀM HIỆU CHUẨN ĐƯỜNG THẲNG

Determination and use of straight-line calibration functions-

Lời nói đầu

TCVN 12741:2019 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 28037:2010.

TCVN 12741:2019 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Hiệu chuẩn là một phần thiết yếu của nhiều quy trình đo và thường bao gồm việc làm khớp dữ liệu đo được với hàm hiệu chuẩn mô tả rõ nhất mối quan hệ của một biến này với biến khác. Tiêu chuẩn này xét các hàm hiệu chuẩn đường thẳng mô tả biến phụ thuộc Y như hàm của biến độc lập X. Mối quan hệ đường thẳng phụ thuộc vào phần chắn A và độ dốc B của đường thẳng. AB được gọi là các tham số của đường thẳng. Mục đích của quy trình hiệu chuẩn là để xác định các ước lượng ab của AB đối với một hệ thống đo cụ thể đang xem xét trên cơ sở dữ liệu đo (xi, yi), i = 1, …, m, cung cấp bởi hệ thống đo. Dữ liệu đo có độ không đảm bảo kèm theo, nghĩa là sẽ có độ không đảm bảo gắn với ab. Tiêu chuẩn này mô tả cách thức ab có thể được xác định dựa trên dữ liệu và thông tin về độ không đảm bảo kèm theo. Tiêu chuẩn cũng cung cấp phương tiện để đánh giá độ không đảm bảo kèm theo các ước lượng này. Việc xử lý độ không đảm bảo trong tiêu chuẩn này được tiến hành theo cách thức nhất quán với TCVN 9595-3:2013 (ISO/IEC Guide 98-3:2008), Độ không đảm bảo đo - Phần 3: Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995).

Với thông tin độ không đảm bảo kèm theo dữ liệu đo, phương pháp thích hợp có thể được quy định để xác định các ước lượng của tham số hàm hiệu chuẩn. Thông tin về độ không đảm bảo này có thể bao gồm hiệu ứng hiệp phương sai định lượng, liên quan đến sự phụ thuộc giữa một số hoặc tất cả các đại lượng liên quan.

Khi mô hình đường thẳng đã được khớp với dữ liệu, cần xác định xem mô hình và dữ liệu có thống nhất với nhau hay không. Trong trường hợp thống nhất, mô hình thu được có thể sử dụng để dự đoán giá trị x của biến X tương ứng với giá trị đo được y của biến Y cung cấp bởi cùng một hệ thống đo. Cũng có thể sử dụng mô hình này để đánh giá độ không đảm bảo kèm theo các tham số hàm hiệu chuẩn và độ không đảm bảo kèm theo giá trị dự đoán x.

Do đó, việc xác định và sử dụng hàm hiệu chuẩn đường thẳng có thể được xem là gồm năm bước:

1

Thu thập thông tin về độ không đảm bảo và hiệp phương sai gắn với dữ liệu đo - mặc dù phụ thuộc vào lĩnh vực đo cụ thể, các ví dụ được cung cấp trong tiêu chuẩn này;

2

Cung cấp ước lượng tốt nhất của các tham số đường thẳng;

3

Xác định giá trị sử dụng của mô hình, cả về dạng chức năng (dữ liệu có phản ánh mối quan hệ đường thẳng không"?) và về mặt thống kê (độ trải của dữ liệu có nhất quán với độ không đảm bảo kèm theo của chúng không?) bằng cách sử dụng kiểm nghiệm Khi-bình phương;

4

Thu được độ không đảm bảo chuẩn và hiệp phương sai gắn với ước lượng của các tham số đường thẳng;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12741:2019 (ISO/TS 28037:2010) về Xác định và sử dụng hàm hiệu chuẩn đường thẳng

  • Số hiệu: TCVN12741:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản