Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12324:2018

BIA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CLORUA - PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ BẰNG ĐO ĐỘ DẪN

Beer - Determination of chloride content - Conductometric method

 

Lời nói đầu

TCVN 12324:2018 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đồ uống châu Âu EBC Method 9.21 (1997) Chloride in beer: Conductometric method;

TCVN 12324:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BIA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CLORUA - PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ BẰNG ĐO ĐỘ DẪN

Beer - Determination of chloride content - Conductometric method

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn độ bằng đo độ dẫn để xác định hàm lượng clorua của các loại bia.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

3  Nguyên tắc

Các ion clorua trong mẫu thử được kết tủa dưới dạng bạc clorua, sử dụng bạc nitrat. Điểm kết thúc chuẩn độ được xác định bằng phép đo độ dẫn. Độ dẫn có xu hướng tăng lên khi tất cả clorua được kết tủa và nồng độ bạc nitrat tự do tăng lên.

4  Thuốc thử và vật liệu thử

Sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích và nước được sử dụng ít nhất đạt loại 3 theo TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), trừ khi có quy định khác.

4.1  Dung dịch natri clorua, nồng độ clorua 1 g/L

Hòa tan 1,648 g natri clorua trong nước và thêm nước đến 1 L

4.2  Dung dịch bạc nitrat

Hòa tan 4,79 g bạc nitrat trong nước đựng trong bình định mức dung tích 1 L và thêm nước đến vạch. Bảo quản dung dịch đã chuẩn bị ở nơi tối hoặc bọc chai đựng thuốc thử này bằng giấy nhôm.

4.3  Octanol, chất chống tạo bọt.

5  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:

5.1  Thiết bị đo độ dẫn, có bình đo với điện cực platin trắng. Luôn giữ sạch các điện cực.

5.2  Cốc có mỏ, dung tích 100 ml.

5.3  Pipet, có thể phân phối các thể tích 2 ml, 10 ml.

5.4  Bình định mức, dung tích 1 L.

5.5  Buret, dung tích 25 ml, chia vạch đến 0,1 ml.

6  Lấy mẫu

Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc không bị thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 5519 (ST SEV 5808)[1].

7  Cách tiến hành

7.1  Chuẩn bị mẫu thử

Khử khí mẫu thử, nếu cần, bằng cách rót đi rót lại giữa các cốc cỏ mỏ. Thêm từ 1 giọt đến 2 giọt octanol (4.3) để tránh tạo bọt.

7.2  Xác định

Dùng pipet (5.3) lấy 10 ml mẫu đã khử khí (7.1), cho vào cốc có mỏ 100 ml (5.2), thêm khoảng 30 ml nước và khuấy. Đọc và ghi lại giá trị độ dẫn.

Dùng buret (5.5) chuyển vào cốc có mỏ nêu trên 0,2 ml dung dịch bạc nitrat (4.2), khuấy kỹ và ghi lại giá trị độ dẫn. Tiếp tục thêm từng thể tích 0,2

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12324:2018 về Bia - Xác định hàm lượng clorua - Phương pháp chuẩn độ bằng độ đo dẫn

  • Số hiệu: TCVN12324:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản