Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12194-1:2019

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TUYẾN TRÙNG GÂY BỆNH THỰC VẬT
PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Procedure for identification of plant parasitic nematodes
Part 1: General requirements

TCVN 12194-1:2019 do cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12194 Quy trình giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật gồm các phần sau đây:

- TCVN 12194-1:2019, Phần 1: Yêu cầu chung

- TCVN 12194-2-1:2018, Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với tuyến trùng Nacobbus aberrans (Thorne) Thorne & Allen

- TCVN 12194-2-2:2018, Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối với tuyến trùng Aphelenchoides ritzemabosi (Schwartz) Steiner & Buhrer

- TCVN 12194-2-3:2018, Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với tuyến trùng Ditylenchus angustus (Butler) Filipjev

 

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TUYẾN TRÙNG GÂY BỆNH THỰC VẬT
PHẦN
1: YÊU CẦU CHUNG

Procedure for identification of plant parasitic nematodes
Part 1: General requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu chung đối với quy trình giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các phiên bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8597: 2010, Kiểm dịch thực vật - Phương pháp luận về việc lấy mẫu chuyến hàng.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Tuyến trùng ký sinh thực vật (plant parasitic nematodes)

Những loài tuyến trùng chủ yếu sống trong đất và có quan hệ chặt chẽ với thực vật đang phát triển và trong các tàn dư, sản phẩm thực vật sau thu hoạch. Chúng có thể sống và ký sinh ở tất cả các phần của thực vật bao gồm rễ, củ, thân, lá, hoa, quả và hạt của các thực vật đang phát triển theo từng nhóm trùng ký sinh.

3.2

Tuyến trùng nốt sần rễ (root-knot nematodes)

Tuyến trùng ký sinh thực vật thuộc giống Meloidogyne. Tuyến trùng tuổi 2 xâm nhiễm vào trong rễ củ,... của cây ký chủ, tìm vị trí thích hợp và kích thích sự phát triển của các tế bào, tạo thành các tế bào khổng lồ, hình thành các nốt sưng phồng trên rễ, củ,., của cây ký chủ. Con cái phình to hình cầu, quả lê, mầu trắng hoặc trắng kem, nằm trong các nốt sần trên rễ cây ký chủ. Con cái đẻ trứng thành bọc dính kết bên ngoài cơ thể.

3.3

Tuyến trùng bào nang (cyst nematodes)

Tuyến trùng ký sinh thực vật thuộc họ Heteroderidea. Tất cả các giai đoạn sinh trưởng của tuyến trùng bào nang đều gây hại cho cây ký chủ. Con cái màu trắng hoặc màu kem phình to dần, thành hình cầu, quả chanh, quả lê, phá vỡ lớp vỏ rễ nhô phần cơ thể ra bên ngoài. Con cái trưởng thành sau khi thụ tinh, cơ thể chứa đầy trứng và lớp vỏ bên ngoài khô dần, biến màu chuyển thành bào nang khi chết. Trứng nằm trong bào nang được bảo vệ chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường trong thời gian dài.

4  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm và các thiết bị sau:

4.1  Kính lúp soi nổi có độ phóng đại từ 10 lần đến 40 lần.

4.2  Kính hiển vi có thước đo

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12194-1:2019 về Quy trình giám định tuyến trùng gây bệnh thực vật - Phần 1: Yêu cầu chung

  • Số hiệu: TCVN12194-1:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản