TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12088:2017
RƯỢU VANG - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CACBON DIOXIT - PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ
Wine - Determination of carbon dioxide content - Titrimetric method
Lời nói đầu
TCVN 12088:2017 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của Tổ chức Rượu vang quốc tế OIV-MA-AS314-01 (2006) Carbon dioxide;
TCVN 12088:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
RƯỢU VANG - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CACBON DIOXIT - PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ
Wine - Determination of carbon dioxide content - Titrimetric method
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn độ để xác định hàm lượng cacbon dioxit của rượu vang, bao gồm rượu vang không có gas (rượu vang thường), rượu vang có gas vừa phải và rượu vang có nhiều gas có dải nồng độ lên đến 1,5 g/l.
2 Nguyên tắc
2.1 Rượu vang không có gas (áp suất của cacbon dioxit tối đa 0,5 x 105 Pa)
Làm lạnh một thể tích mẫu thử đến khoảng 0 °C và trộn đều với một thể tích dung dịch natri hydroxit vừa đủ để tạo pH từ 10 đến 11. Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch axit với sự có mặt của cacbonic anhydrase. Hàm lượng cacbon dioxit tính được từ thể tích của axit cần thiết để thay đổi pH từ 8,6 (dạng bicacbonat) về 4,0 (axit cacbonic). Tiến hành chuẩn độ mẫu trắng trong cùng điều kiện với rượu vang đã khử cacbonat để tính thể tích dung dịch natri hydroxit đã tiêu tốn bởi các axit của rượu vang.
2.2 Rượu vang có gas vừa phải và rượu vang có nhiều gas
Làm lạnh một thể tích mẫu thử đến gần điểm đóng băng. Sau khi lấy ra lượng mẫu con được dùng làm mẫu trắng sau quá trình khử cacbonat, phần còn lại trong chai đựng mẫu được kiềm hóa để cố định tất cả cacbon dioxit ở dạng natri cacbonat. Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch axit với sự có mặt của cacbonic anhydrase. Hàm lượng cacbon dioxit tính được từ thể tích của dung dịch axit cần thiết để thay đổi pH từ 8,6 (dạng bicacbonat) về 4,0 (axit cacbonic). Tiến hành chuẩn độ mẫu trắng trong cùng điều kiện với rượu vang khử cacbonat để tính thể tích dung dịch natri hydroxit đã tiêu tốn bởi các axit của rượu vang.
3 Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước cất, trừ khi có quy định khác.
3.1 Dung dịch natri hydroxit (NaOH), 0,1 M.
3.2 Dung dịch natri hydroxit (NaOH), 50 % (khối lượng/thể tích).
3.3 Dung dịch axit sulfuric (H2SO4), 0,05 M.
3.4 Dung dịch cacbonic anhydrase, 1 g/l.
4 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:
4.1 Máy khuấy từ.
4.2 Máy đo pH.
4.3 Cốc có mỏ, dung tích 100 ml.
4.4 Pipet, dung tích 10 ml.
4.5 Nồi cách thủy.
4.6 Ống đong chia vạch.
4.7 Buret.
5 Cách tiến hành
5.1 Rượu vang không có gas
Làm lạnh mẫu thử cùng với pipet (4.4) được sử dụng để lấy mẫu đến khoảng 0 °C. Cho 25 ml dung dịch natri hydroxit 0,1 M (3.1) vào cốc có mỏ 100 ml (4.3); thêm hai giọt dung dịch cacbonic anhydrase(3.4). Dùng pipet (4.4) đã làm
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 3946/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Rượu vang do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7045:2013 về Rượu vang
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11032:2015 về Đồ uống - Xác định hàm lượng glycerol trong rượu vang và nước nho - Phương pháp sắc ký lỏng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12082:2017 về Rượu vang - Xác định hàm lượng chất khô tổng số - Phương pháp khối lượng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12088:2017 về Rượu vang - Xác định hàm lượng cacbon dioxit - Phương pháp chuẩn độ
- Số hiệu: TCVN12088:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực