Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ISO 8256:2004
CHẤT DẺO - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VA ĐẬP KÉO
Plastics - Determination of tensile-impact strength
Lời nói đầu
TCVN 11995:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 8256:2004.
TCVN 11995:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61 Chất dẻo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT DẺO - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VA ĐẬP KÉO
Plastics - Determination of tensile-impact strength
1.1 Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp (phương pháp A và phương pháp B) để xác định độ bền va đập kéo của chất dẻo trong các điều kiện được xác định. Phép thử được mô tả là phép thử kéo tại các tốc độ biến dạng tương đối cao. Những phương pháp này có thể được sử dụng cho các vật liệu cứng (được quy định trong ISO 472), tuy nhiên những phương pháp này đặc biệt hữu dụng đối với các vật liệu quá mềm dẻo hoặc quá mỏng được thử nghiệm va đập theo ISO 179 hoặc ISO 180.
1.2 Những phương pháp này được sử dụng để khảo sát ứng xử của các mẫu thử quy định theo tốc độ va đập quy định, và để đánh giá độ giòn hoặc độ dẻo của mẫu thử trong giới hạn vốn có tại điều kiện thử nghiệm.
1.3 Những phương pháp này có thể áp dụng đối với cả mẫu thử được chuẩn bị từ vật liệu đúc và mẫu thử được lấy từ thành phẩm hoặc bán thành phẩm (ví dụ được đúc, ghép nhiều lớp (lamilate), hoặc đùn hoặc cán tấm).
1.4 Các kết quả nhận được bởi thử nghiệm các mẫu thử đúc có kích thước khác nhau không cần thiết phải giống nhau. Tương tự, các mẫu thử cắt từ những sản phẩm đúc có thể không đưa ra kết quả giống với mẫu thử có cùng kích thước được đúc trực tiếp từ vật liệu. Các kết quả thử nghiệm đạt được từ mẫu thử chuẩn bị từ các hỗn hợp đúc không thể áp dụng trực tiếp với các khuôn có hình dạng bất kỳ, bởi các giá trị có thể phụ thuộc vào thiết kế của khuôn và điều kiện đúc. Các kết quả đạt được theo phương pháp A và phương pháp B có thể hoặc không thể so sánh được với nhau.
1.5 Những phương pháp này không phù hợp để sử dụng là nguồn dữ liệu cho các tính toán thiết kế các thành phần. Tuy nhiên, có thể thu được thông tin về đặc tính điển hình vật liệu bằng cách thử nghiệm các loại mẫu thử khác nhau được chuẩn bị theo các điều kiện khác nhau, và bằng cách thử nghiệm tại nhiệt độ khác nhau. Hai phương pháp khác nhau phù hợp với việc kiểm soát sản xuất cũng như kiểm soát chất lượng.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9848 (ISO 291), Chất dẻo - Khí quyển tiêu chuẩn cho ổn định và thử nghiệm.
TCVN 10860 (ISO 2602), Giải thích thống kê kết quả thử - Ước lượng trung bình - Khoảng tin cậy.
TCVN 11023 (ISO 2818), Chất dẻo - Chuẩn bị mẫu thử bằng máy.
TCVN 11025 (ISO 293), Chất dẻo - Đúc ép mẫu thử vật liệu nhiệt dẻo.
TCVN 11026-1 (ISO 294-1), Chất dẻo - Đúc phun mẫu thử vật liệu nhiệt dẻo - Phần 1: Nguyên tắc chung, đúc mẫu thử đa mục đích và mẫu thử dạng thanh.
TCVN 11026-2 (ISO 294-2), Chất dẻo - Đúc phun mẫu thử vật liệu nhiệt dẻo - Phần 2: Thanh kéo nhỏ.
TCVN 11026-3 (ISO 294-3), Chất dẻo - Đúc phun mẫu thử vật liệu nhiệt dẻo - Phần 3: Tấm nhỏ.
TCVN 11027 (ISO 295), C
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10591:2014 (ISO 13003:2003) về Chất dẻo gia cường sợi - Xác định các tính chất mỏi chịu tải theo chu kỳ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10519:2014 (ISO 3251:2008) về Sơn, vecni và chất dẻo - Xác định hàm lượng chất không bay hơi
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10672-2:2015 (ISO 7391-2:2006) về Chất dẻo - Vật liệu polycacbonat (PC) đúc và đùn - Phần 2: Chuẩn bị mẫu thử và xác định tính chất
- 1Quyết định 3956/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố tiêu chuẩn quốc gia về Chất dẻo do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9848:2013 (ISO 291:2008) về Chất dẻo - Khí quyển tiêu chuẩn cho ổn định và thử nghiệm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10591:2014 (ISO 13003:2003) về Chất dẻo gia cường sợi - Xác định các tính chất mỏi chịu tải theo chu kỳ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10519:2014 (ISO 3251:2008) về Sơn, vecni và chất dẻo - Xác định hàm lượng chất không bay hơi
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10672-2:2015 (ISO 7391-2:2006) về Chất dẻo - Vật liệu polycacbonat (PC) đúc và đùn - Phần 2: Chuẩn bị mẫu thử và xác định tính chất
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10860:2015 (ISO 2602:1980) về Giải thích thống kê kết quả thử - Ước lượng trung bình – Khoảng tin cậy
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11023:2015 (ISO 2818:1994) về Chất dẻo - Chuẩn bị mẫu thử bằng máy
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11027:2015 (ISO 295:2004) về Chất dẻo - Đúc ép mẫu thử vật liệu nhiệt rắn
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11025:2015 (ISO 293:2004) về Chất dẻo - Đúc ép mẫu thử vật liệu nhiệt dẻo
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996) về Chất dẻo - Đúc phun mẫu thử vật liệu nhiệt dẻo - Phần 1: Nguyên tắc chung, đúc mẫu thử đa mục đích và mẫu thử dạng thanh
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11026-2:2015 (ISO 294-2:1996) về Chất dẻo - Đúc phun mẫu thử vật liệu nhiệt dẻo. Phần 2: Thanh kéo nhỏ
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11026-3:2015 (ISO 294-3:2002 sửa đổi 1:2006) về Chất dẻo - Đúc phun mẫu thử vật liệu nhiệt dẻo - Phần 3: Tấm nhỏ
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11995:2017 (ISO 8256:2004) về Chất dẻo - Xác định độ bền va đập kéo
- Số hiệu: TCVN11995:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra