Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11817-5 : 2020
ISO/IEC 9798-5 : 2009

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - XÁC THỰC THỰC THỂ - PHẦN 5: CƠ CHẾ SỬ DỤNG KỸ THUẬT KHÔNG TIẾT LỘ THÔNG TIN

Information technology - Security techniques - Entity authentication - Part 5: Mechanisms using zero-knowledge techniques

Lời nói đầu

TCVN 11817-5:2020 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 9798-5:2009.

TCVN 11817-5:2020 (ISO/IEC 9798-5:2009) do Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã biên soạn, Ban Cơ yếu Chính phủ đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11817 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Xác thực thực thể gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 11817-1:2017 (ISO/IEC 9798-1:2010), Phần 1: Tổng quan.

- TCVN 11817-2:2017 (ISO/IEC 9798-2:2008), Phần 2: Cơ chế sử dụng thuật toán mã hóa đối xứng.

- TCVN 11817-3:2017 (ISO/IEC 9798-3:1998), Phần 3: Cơ chế sử dụng kỹ thuật chữ ký số.

- TCVN 11817-4:2020 (ISO/IEC 9798-4:1999), Phần 4: Cơ chế sử dụng hàm kiểm tra mật mã.

- TCVN 11817-5:2020 (ISO/IEC 9798-5:2009), Phần 5: Cơ chế sử dụng kỹ thuật không tiết lộ thông tin.

- TCVN 11817-6:2020 (ISO/IEC 9798-6:2010), Phần 6: Cơ chế sử dụng truyền dữ liệu thủ công.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - XÁC THỰC THỰC THỂ - PHẦN 5: CƠ CHẾ SỬ DỤNG KỸ THUẬT KHÔNG TIẾT LỘ THÔNG TIN

Information technology - Security techniques - Entity authentication - Part 5: Mechanisms using zero-knowledge techniques

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các cơ chế xác thực thực thể sử dụng kỹ thuật không tiết lộ thông tin:

- Các cơ chế dựa trên định danh và cung cấp xác thực một chiều;

- Các cơ chế dựa trên phân tích số nguyên và cung cấp xác thực một chiều;

- Các cơ chế dựa trên logarit rời rạc đối với các số hoặc là số nguyên tố hoặc là hợp số và cung cấp xác thực một chiều;

- Các cơ chế dựa trên hệ mật phi đối xứng và cung cấp hoặc xác thực một chiều hoặc xác thực lẫn nhau;

- Các cơ chế dựa trên logarit rời rạc trên đường cong elliptic và cung cấp xác thực một chiều.

Các cơ chế này được xây dựng bằng cách sử dụng các nguyên tắc của kỹ thuật không tiết lộ thông tin nhưng không nhất thiết phải là không tiết lộ thông tin theo định nghĩa chặt chẽ cho mọi tham số được lựa chọn.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

2.1

Số mũ công nhận (accreditation exponent)

Số bí mật liên quan đến số mũ kiểm tra và được sử dụng trong quá trình tạo khóa riêng.

2.2

Tham số thích nghi (adaptation parameter)

Khóa công khai cụ thể cho mô-đun và được sử dụng trong định nghĩa khóa công khai trong cơ chế GQ2.

2.3

Kỹ thuật mật mã phi đối xứng (asymmetric cryptographic technique)

Kỹ thuật mật mã sử dụng hai phép biến đổi có liên quan đến nhau: phép biến đổi công khai sử dụng một mục dữ liệu công khai và phép biến đổi bí mật sử dụng một mục dữ liệu bí mật (cả hai phép biến đổi này có tính chất là khi đã biết phép biến đổi công khai cũng không thể tính toán ra được phép biến đổi bí mật).

2.4

Hệ mật phi đối xứng (asymmetric encryption system)

Hệ thống dựa vào các kỹ thuật mật mã phi đối xứng, ở đó phép biến đổi công khai được sử dụng để mã hóa và phép biến đổi bí mật dùng để giải mã.

2.5

Cặ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11817-5:2020 (ISO/IEC 9798-5:2009) về Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Xác thực thực thể - Phần 5: Cơ chế sử dụng kỹ thuật không tiết lộ thông tin

  • Số hiệu: TCVN11817-5:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản