Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11568:2016

KEO DÁN GỖ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Wood adhesives - Terms and definitions

Lời nói đầu

TCVN 11568 : 2016 do Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KEO DÁN GỖ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Wood adhesives - Terms and definitions

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến keo dán gỗ, bao gồm:

- Thuật ngữ chung và các thông số cơ bản;

- Thành phần và sử dụng keo;

- Tên gọi một số loại keo dán thông dụng dùng trong ngành công nghiệp gỗ.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

2.1. Thuật ngữ chung và các thông số cơ bản

2.1.1

Keo dán gỗ (wood adhesive)

Chất có khả năng liên kết các vật liệu gỗ với nhau hoặc liên kết vật liệu gỗ với vật liệu khác bằng gắn kết bề mặt.

CHÚ THÍCH: Keo (adhesive) là thuật ngữ chung, được hình thành trên cơ sở xi măng (cement), nhựa tự nhiên (glue/ natural resin), nhựa cây (mucilage), hồ keo (paste), nhựa tổng hợp (synthetic resin).

2.1.2

Nhựa (resin)

Chất rắn, nửa rắn, hoặc chất lỏng, thường là vật liệu hữu cơ có khối lượng phân tử không xác định và khi là chất rắn, thường có một khoảng hóa mềm hoặc khoảng nóng chảy (điểm hóa mềm hoặc điểm nóng chảy không xác định) và có xu hướng hóa lỏng khi bị nén ép.

2.1.2.1

Nhựa tng hp (synthetic resin)

Hợp chất cao phân tử có nguồn gốc từ các chất phân tử lượng thấp không có sẵn trong thiên nhiên, thông qua các phản ứng hóa học tạo thành.

2.1.2.2

Nhựa tự nhiên (natural resin)

Hợp chất cao phân tử có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật.

2.1.3

Hàm lượng chất rắn (solid content)

Hàm lượng chất khô

Phần trăm theo khối lượng chất không bay hơi chứa trong dung dịch keo.

2.1.4

Độ nhớt (viscosity)

Khả năng của dung dịch keo chống lại sự chảy lỏng, được hiểu là tỷ lệ của ứng suất trượt tồn tại trong dung dịch keo với tốc độ chảy lòng do áp lực kéo trượt.

CHÚ THÍCH:

1) Keo có độ nhớt càng cao thì tính thấm ướt càng thấp;

2) Đơn vị của độ nhớt là mPa • s (milipascan giây), cP (centipolse), hoặc theo phương pháp xác định bằng cốc đong, đơn vị của độ nhớt là a s/b °C/c mm (trong đó a là thời gian chảy của dung dịch keo tính bằng giây xác định tại nhiệt độ b tính bằng độ Celsius với đường kính lỗ của cốc đong là c tính bằng millimet).

2.1.5

Độ pH (power of hydrogen/ pH)

Chỉ số mô tả độ hoạt hóa của các ion hydro (H ) trong dung dịch keo, được hiểu là trị số âm lôgarit thập phân của nồng độ ion H trong dung dịch (nồng độ ion H được đo theo mol trên lít).

2.1.6

Khối lượng riêng (density)

Đại lượng mô tả đặc tính mật độ của vật chất, là khối lượng của keo trên một đơn vị thể tích.

CHÚ THÍCH: Đơn vị tính khối lượng riêng của keo thường là kg/m3, hoặc g/cm3.

2.1.7

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11568:2016 về Keo dán gỗ - Thuật ngữ và định nghĩa

  • Số hiệu: TCVN11568:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản