Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 11565:2016

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG - QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG

Forest status map - Rules for structure and content

Lời giới thiệu

TCVN 11565:2016 do Viện Điều tra Quy hoạch rừng biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG - QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY VÀ TH HIỆN NỘI DUNG

Forest status map - Rules for structure and content

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định về trình bày và thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng rừng các tỷ lệ: 1:5 000; 1:10 000; 1:25 000; 1:50 000; 1:100 000; 1:250 000 và 1:1 000 000. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các công trình điều tra hiện trạng rừng, các dự án lâm sinh, phục vụ các phương án quy hoạch, các báo cáo tài nguyên rừng cấp cơ sở đến toàn quốc.

2. Thuật ngữ, định nghĩa và thuật ngữ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa và các thuật ngữ viết tắt sau:

2.1  Bản đồ hiện trạng rừng (Forest status map)

Bản đồ hiện trạng rừng là bản đồ chuyên đề thể hiện ranh giới các lô trạng thái rừng theo hệ thống phân loại rừng hiện hành trên nền bản đồ địa hình tương ứng với từng loại tỷ lệ.

2.2  Thuộc tính của các đối tượng bản đồ (Attribute)

Thuộc tính của các đối tượng bản đồ là các thông tin mô tả về đặc điểm của các đối tượng.

2.3  Tiểu khu (Compartment)

Tiểu khu là đơn vị cơ bản trong hệ thống quản lý rừng, tiểu khu rừng có ranh giới cố định được bao gồm trọn một số khoảnh và thuận lợi cho việc quản lý khu rừng.

Mỗi tiểu khu có diện tích trung bình 1.000 ha, số hiệu tiểu khu được đánh số theo một hệ thống trong phạm vi của cấp tỉnh.

2.4  Khoảnh (Sub Compartment)

Khoảnh là đơn vị quản lý rừng được phân chia ra từ tiểu khu rừng, khoảnh có ranh giới ổn định, dễ xác định vị trí, ranh giới trên thực địa, thuận lợi trong quản lý và chỉ đạo sản xuất; mỗi khoảnh có diện tích trung bình 100 ha, số hiệu khoảnh được đánh số theo từng tiểu khu.

Trường hợp khoảnh chưa phân chia ra các lô rừng thì khoảnh là đơn vị thống kê tài nguyên rừng.

2.5   (plot)

Lô là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống quản lý rừng, thống kê tài nguyên rừng, lô rừng được chia ra từ các khoảnh.

Căn cứ vào trạng thái rừng để phân chia khoảnh ra các lô, lô rừng phải có cùng một trạng thái nhằm đảm bảo cho lô rừng được thực hiện thống nhất một biện pháp kỹ thuật tác động, thuận tiện cho việc quản lý và thi công; tên lô rừng được ghi theo từng khoảnh, trong cùng một khoảnh tên các lô rừng không được trùng nhau.

2.6  Thuật ngữ viết tắt (Abbreviation)

Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ viết tắt được hiểu như sau:

- 3LR: 3 loại rừng;

- DTBD: Diện tích bản đồ;

- DT_SBS: Diện tích sau bình sai;

- G-TN: Gỗ-Tre nứa;

- KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên;

- KL: Kiểm lâm;

- LDLR: Loại đất loại rừng;

- LK: Lá kim;

- LN: Lâm nghiệp;

- LRRL: Lá rộng rụng lá;

- LRTX: Lá rộng thường xanh;

- NN: Nông nghiệp;

- RG: Ranh giới;

- R/G/B: Red/Green/ Blue (Đỏ/Xanh lục/Xanh lơ);

- RL: Rụng lá;

- ĐD: Đặc dụng;

- PH: Phò

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11565:2016 về Bản đồ hiện trạng rừng - Quy định về trình bày và thể hiện nội dung

  • Số hiệu: TCVN11565:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản