TCVN 11541-3:2016
ISO 7482-3:2005
DA DÊ NGUYÊN LIỆU - PHẦN 3: HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT
Raw goat skins - Part 3: Guidelines for grading on the basis of defects
Lời nói đầu
TCVN 11541-3:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 7482-3:2005. ISO 7482-3:2005 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2016 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11541-3:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11541 (ISO 7482), Da dê nguyên liệu gồm các phần sau:
- TCVN 11541-1:2016 (ISO 7482-1:1998), Phần 1: Mô tả các khuyết tật;
- TCVN 11541-2:2016 (ISO 7482-2:1999), Phần 2: Hướng dẫn phân loại theo khối lượng và kích cỡ;
- TCVN 11541-3:2016 (ISO 7482-3:2005), Phần 3: Hướng dẫn phân loại theo khuyết tật.
DA DÊ NGUYÊN LIỆU - PHẦN 3: HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT
Raw goat skins - Part 3: Guidelines for grading on the basis of defects
Tiêu chuẩn này quy định các hướng dẫn phân loại da dê nguyên liệu hoặc được bảo quản, đã được xén diềm dựa trên các khuyết tật nhìn thấy được.
Các tài liệu sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 11541-1 (ISO 7482-1), Da dê nguyên liệu - Phần 1: Mô tả các khuyết tật.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Bảo quản (curing)
Việc xử lý để bảo vệ da chống lại các ảnh hưởng có hại từ khi lột mổ đến khi đưa vào quá trình thuộc.
3.2 Khuyết tật (defect)
Thuật ngữ chung đối với các khuyết tật bất kỳ, từ bất kỳ nguyên nhân nào, đối với da nguyên liệu hoặc da được xử lý, và từ đó có thể làm giảm chất lượng của da thuộc.
3.3 Da hỏng (fallen skin)
Da được lột từ xác súc vật không được chọc tiết hoặc được lấy tiết kém.
3.4 Da dê (goat skin)
Lớp phủ ngoài động vật thuộc loài sơn dương.
3.5 Khuyết tật ẩn (latent defects)
Khuyết tật được che bởi lông và chỉ lộ ra sau khi loại bỏ lông, nghĩa là tổn thương do dụng cụ nhổ, kẹp hoặc tổn thương cơ học khác.
3.6 Hình dạng (pattern)
Hình dạng hoặc đường viền của da lột khi được trải phẳng, được xác định bởi vị trí, chiều dài và hướng của vết cắt đứt được thực hiện trong suốt quá trình lột da.
3.7 Bảo quản (preservation)
Việc thực hiện giữ cho da không bị phân hủy.
3.8 Mổ (ripping)
Việc cắt mổ phanh xác động vật và dọc theo bụng từ cổ họng đến cuối đuôi và dọc theo chân.
3.9 Xén diềm (trimming)
Thao tác để tạo hình dạng da theo mục đích sử dụng.
4.1 Việc xén diềm da dê phải phù hợp với các yêu cầu dưới đây. Da phải được phân vùng như sau:
a) không có phần đầu, phầ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 02:2004 về da trâu bọc đệm - Yêu cầu kỹ thuật - Phương pháp thử do Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10050:2013 (ISO 5431:2013) về Da - Da dê phèn xanh - Các yêu cầu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10052:2013 (ISO 5433:2013) về Da - Da trâu, bò phèn xanh - Các yêu cầu
- 1Quyết định 4083/QĐ-BKHCN năm 2016 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Da động vật làm nguyên liệu do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 02:2004 về da trâu bọc đệm - Yêu cầu kỹ thuật - Phương pháp thử do Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10050:2013 (ISO 5431:2013) về Da - Da dê phèn xanh - Các yêu cầu
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10052:2013 (ISO 5433:2013) về Da - Da trâu, bò phèn xanh - Các yêu cầu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11541-3:2016 (ISO 7482-3:2005) về Da dê nguyên liệu - Phần 3: Hướng dẫn phân loại theo khuyết tật
- Số hiệu: TCVN11541-3:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực