Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11455:2016

ISO 11162:2001

HẠT TIÊU (PIPER NIGRUM L) NGÂM NƯỚC MUỐI - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Peppercorns (Piper nigrum L.) in brine - Specification and test methods

 

Lời nói đầu

TCVN 11455:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11162:2001;

TCVN 11455:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F4 Gia vị và phụ gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

HẠT TIÊU (PIPER NIGRUM L) NGÂM NƯỚC MUỐI - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Peppercorns (Piper nigrum L.) in brine - Specification and test methods

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp thử đối với hạt tiêu (Pipper nigrum L.) ngâm nước muối.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4889 (ISO 948), Gia vị - Lấy mẫu.

TCVN 4891 (ISO 927), Gia vị - Xác định hàm lượng tạp chất và tạp chất ngoại lai.

TCVN 7040 (ISO 939), Gia vị - Xác định độ ẩm - Phương pháp chưng cất lôi cuốn.

TCVN 9683 (ISO 5564), Hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng nguyên hạt hoặc dạng bột - Xác định hàm lượng piperin - Phương pháp đo quang phổ.

ISO 3310-1, Test sieves - Technical requirement and testing - Part 1: Test sieves of metal wire cloth (Sàng thử nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và thử nghiệm - Phần 1: Sàng th nghiệm lưới đan bằng dây kim loại).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Hạt tiêu ngâm nước muối (peppercorns in brine)

Sản phẩm được chế biến trong các điều kiện kiểm soát được từ hạt tiêu xanh tươi của loài Piper nigrum L. đã đạt đến độ chín thích hợp và đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3.2

Độ axit tổng số của nước muối (total acidity of brine)

Độ axit được tạo thành từ tất cả các axit có trong nước muối, được biểu thị bằng phần trăm khối lượng axit xitric.

CHÚ THÍCH Axit xitric là một triaxit có khối lượng phân tử bằng 192,13 g.

3.3

Hàm lượng piperin (piperine content)

Lượng hợp chất cay (piperin và các chất tương tự) có trong sản phẩm, xác định được bằng phương pháp quy định trong Tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH Hàm lượng piperin được biểu thị bằng phần trăm khối lượng.

3.4

Hàm lượng clorua (chloride content)

Phần khối lượng của ion clorua, được tính theo natri clorua, có mặt trong nước muối của hạt tiêu xác định được bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.

4  Các yêu cầu

4.1  Màu sắc và cỡ hạt

Các hạt phải có màu sắc đặc trưng của hạt tiêu xanh ở độ chín thích hợp khác nhau từ xanh nhạt đến xanh lá cây. Các hạt phải có đường kính từ 3 mm đến 6 mm và phải tương đối đồng đều trong cùng một lô hàng.

4.2  Mùi và hương

Các hạt phải có mùi và hương đặc trưng của hạt tiêu xanh tươi và không có mùi hoặc vị khó chịu.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11455:2016 (ISO 11162:2001) về Hạt tiêu (Piper nigrum L) ngâm nước muối - Yêu cầu và phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN11455:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản