Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11410:2016

CODEX STAN 225-2001, WITH AMENDMENT 2005

MĂNG TÂY TƯƠI

Asparagus

Lời nói đầu

TCVN 11410:2018 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 225-2001, sửa đổi 2005;

TCVN 11410:2018  do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MĂNG TÂY TƯƠI

Asparagus

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các giống măng tây thương phẩm thuộc loài Asparagus officinalis L., họ Liliaceae, sau khi sơ chế và đóng gói, được tiêu thụ dưới dạng tươi.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho măng tây dùng trong chế biến công nghiệp.

Măng tây tươi được phân thành bốn nhóm theo màu sắc như sau:

- măng tây trắng;

- măng tây tím, ngọn có màu hồng đến tím hoặc có màu tía và phần gốc có màu trắng;

- măng tây xanh/tím, một phần có màu tím và xanh;

- măng tây xanh có ngọn và phần gốc có màu xanh.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho măng tây xanh và xanh/tím đường kính nhỏ hơn 3 mm và măng tây trắng và tím đường kính nhỏ hơn 8 mm.

2  Yêu cầu về chất lượng

2.1  Yêu cầu tối thiểu

Trong tất cả các hạng, tùy theo yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, măng tây tươi phải:

- nguyên vẹn;

- lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;

- sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường;

- hầu như không có côn trùng ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;

- hầu như không bị hư hỏng bởi dịch hại;

- không bị ẩm bất thường bên ngoài, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;

- không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào;

- hình thức bên ngoài tươi và có mùi tươi tự nhiên;

- hầu như không bị thâm;

- không bị hư hỏng do việc ngâm hoặc rửa không phù hợp.

Vết cắt ở gốc càng sạch càng tốt.

Ngoài ra, phần gốc không được có lỗ, vết nứt, bị tách vỏ cũng như bị gẫy. Sau khi thu hoạch sản phẩm thường có vết nứt nhỏ, tuy nhiên, vẫn có thể chấp nhận được nếu chiều dài vết nứt không vượt quá giới hạn quy định trong 4.1.

2.1.1  Mức độ phát triển và tình trạng của măng tây tươi phải:

- chịu được vận chuyển và bốc dỡ; và

- đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.

2.2  Phân hạng

Măng tây tươi được phân thành ba hạng như sau:

2.2.1  Hạng “đặc biệt”

Măng tây tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất, hình thức đẹp và thẳng. Chúng phải có đặc tính đặc trưng cho nhóm, ngọn phải rất chắc.

Cho phép chỉ có một vài vết muội rất nhẹ gây ra do vi sinh vật không gây bệnh trên búp mà có thể loại bỏ bằng cách tước vỏ thông thường.

Đối với nhóm măng tây trắng, ngọn và gốc phải trắng; cho phép chỉ có màu hồng nhạt trên gốc.

Măng tây xanh phải có màu xanh chiếm ít nhất 95 % chiều dài búp.

Đối với sản phẩm thuộc hạng này không cho phép có dấu hiệu bị xơ cứng.

Vết cắt tại gốc càng vuông góc với thân càng tốt. Tuy nhiên, để cho bề ngoài hấp dẫn thì măng tây tươi được đóng thành bó, phía ngoài bó có thể cắt vát nhẹ sao cho vết cắ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11410:2016 (CODEX STAN 225-2001 with amendment 2005) về Măng tây tươi

  • Số hiệu: TCVN11410:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản