Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Microbiology of foods - Detection of vibrio vulnificus - Gas chromatographic identification method by microbial fatty acid profile
Lời nói đầu
TCVN 11396:2016 được xây dựng trên cơ sở tham khảo AOAC 994.06 Vibrio vulnificus. Gas chromatographic identification method by microbial fatty acid profile;
TCVN 11396:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VI SINH VẬT TRONG THỰC PHẨM - PHÁT HIỆN VIBRIO VULNIFICUS - PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT AXIT BÉO CỦA VI KHUẨN BẰNG KỸ THUẬT SẮC KÍ KHÍ
Microbiology of foods - Detection of vibrio vulnificus - Gas chromatographic identification method by microbial fatty acid profile
CẢNH BÁO - Khi áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn thích hợp và xác định khả năng áp dụng hoặc các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.
Metyl tert-butyl ete và hexan là các chất dễ cháy nổ. Tránh để da tiếp xúc với các dung dịch metyl hóa (axit hóa), dung dịch xà phòng hóa và nước rửa bazơ (kiềm). Nếu bị dính thì phải rửa kỹ bằng nước. Thải bỏ các dung môi rửa giải phù hợp với quy định về môi trường.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp nhận biết Vibrio vulnificus trong thực phẩm bằng phương pháp phân tích axit béo của vi khuẩn bằng kỹ thuật sắc ký khí.
Chủng phân lập được nuôi cấy trên môi trường nhân tạo, trong các điều kiện có kiểm soát, sau đó chuyển phần sinh khối vào ống nghiệm thủy tinh có nắp vặn với lớp lót Teflon, để xà phòng hóa các lipid trong tế bào vi khuẩn và giải phóng các axit béo. Axit béo được metyl hóa và các metyl este được phân tích bằng sắc ký khí (GC) trên cột mao quản silica nóng chảy với detector ion hóa ngọn lửa. Hệ thống nhận biết vi khuẩn sẽ định lượng và xác định các thành phần của axit béo và so sánh với thư viện thành phần axit béo của các sinh vật đã biết.
CHÚ THÍCH: Chủng phân lập không cần phải sàng lọc theo nhóm sinh lý hoặc sinh hóa trước khi phân tích.
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước đã khử ion, nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.
3.1 Nước pepton kiềm
Hòa 10 g pepton và 20 g natri clorua (NaCl) trong 1 lít nước, đun đến sôi. Phân phối các lượng 3 ml vào các ống nghiệm kích thước 13 mm x 100 mm (4.5). Hấp áp lực 10 min ở nhiệt độ 121 °C. pH cuối cùng phải bằng 8,5 ± 0,2.
3.2 Thạch canh thang trypticase đậu tương (TSBA)
3.2.1 Thành phần
Pepton casein |
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11134:2015 (ISO 22174:2005) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để phát hiện vi sinh vật gây bệnh từ thực phẩm - Định nghĩa và yêu cầu chung
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11135:2015 về Vi sinh vật trong thực phẩm - Phát hiện độc tố thần kinh botulinum typ A, B, E và F
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6404:2016 (ISO 7218:2007 with amendment 1:2013) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Yêu cầu chung và hướng dẫn kiểm tra vi sinh vật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7924-3:2017 (ISO 16649-3:2015) về Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp định lượng Escherichia coli dương tính B-glucuronidaza - Phần 3: Phát hiện và kỹ thuật tính số có xác suất lớn nhất sử dụng 5-bromo-4-clo-3-indolyl B-D-glucuronid
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11926:2017 (CAC/GL 14-1991) về Hướng dẫn đảm bảo chất lượng vi sinh vật đối với gia vị và thảo mộc dùng trong các sản phẩm thịt chế biến
- 1Quyết định 3174/QĐ-BKHCN năm 2016 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11134:2015 (ISO 22174:2005) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để phát hiện vi sinh vật gây bệnh từ thực phẩm - Định nghĩa và yêu cầu chung
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11135:2015 về Vi sinh vật trong thực phẩm - Phát hiện độc tố thần kinh botulinum typ A, B, E và F
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6404:2016 (ISO 7218:2007 with amendment 1:2013) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Yêu cầu chung và hướng dẫn kiểm tra vi sinh vật
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7924-3:2017 (ISO 16649-3:2015) về Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp định lượng Escherichia coli dương tính B-glucuronidaza - Phần 3: Phát hiện và kỹ thuật tính số có xác suất lớn nhất sử dụng 5-bromo-4-clo-3-indolyl B-D-glucuronid
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11926:2017 (CAC/GL 14-1991) về Hướng dẫn đảm bảo chất lượng vi sinh vật đối với gia vị và thảo mộc dùng trong các sản phẩm thịt chế biến
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11396:2016 về Vi sinh vật trong thực phẩm – Phát hiện Vibrio vulnificus – Phương pháp nhận biết axit béo của vi khuẩn bằng kỹ thuật sắc kí khí
- Số hiệu: TCVN11396:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra