Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11388-2 : 2019

ISO 16231-2 : 2015

MÁY NÔNG NGHIỆP TỰ HÀNH - ĐÁNH GIÁ ĐỘ ỔN ĐỊNH - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH TĨNH

Self-propelled agricultural machinery - Assessment of stability - Part 2: Determination of static stability and test procedures

Lời nói đầu

TCVN 11388-2:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 16231-2:2015.

TCVN 11388-2:2019 do Trung tâm Giám định Máy và Thiết bị biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11388 Máy nông nghiệp tự hành - Đánh giá độ ổn định gồm các phần:

- TCVN 11388-1 : 2016 (ISO 16231-1 : 2013) Máy nông nghiệp tự hành - Đánh giá độ ổn định - Phần 1: Nguyên tắc;

- TCVN 11388-2 : 2019 (ISO 16231-2 : 2015) Máy nông nghiệp tự hành - Đánh giá độ ổn định - Phần 2: Phương pháp xác định độ ổn định tĩnh.

 

MÁY NÔNG NGHIỆP TỰ HÀNH - ĐÁNH GIÁ ĐỘ ỔN ĐỊNH - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH TĨNH

Self-propelled agricultural machinery - Assessment of stability - Part 2: Determination of static stability and test procedures

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định trọng tâm các máy nông nghiệp tự hành không tải, phương pháp xác định trọng tâm của máy có tải hoặc máy liên hợp với công cụ, và các phương pháp xác định góc lật tĩnh.

CHÚ THÍCH  Các yêu cầu liên quan đến kết cấu tự bảo vệ và kết cấu bảo vệ phòng lật (ROPS) sẽ được giải quyết theo một tiêu chuẩn riêng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung.

TCVN 1773-6 (ISO 789-6), Máy kéo nông nghiệp - Phương pháp thử - Phần 6: Trọng tâm.

TCVN 11388-1 : 2016 (ISO 16231-1 : 2013), Máy nông nghiệp tự hành - Đánh giá độ ổn định - Phần 1: Nguyên tắc.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11388-1 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Độ dốc làm việc lớn nhất (maximum operating slope)

MOS

Giá trị cho biết độ dốc lớn nhất (%) theo mỗi chiều đối với mỗi loại máy tự hành mà máy dự định làm việc phù hợp với thực tế trong nông nghiệp.

3.2

Hệ thống bù độ dốc (slope compensation system)

Hệ thống để nâng cao tính năng hoạt động của máy nông nghiệp làm việc trên dốc, không làm thăng bằng thân máy chính, ví dụ như làm thăng bằng các bộ phận bên trong, điều chỉnh động học các hệ thống sàng, hoặc điều chỉnh luồng không khí hoặc bộ phận thu hạt hoặc cả hai.

3.3

Hệ thống làm thăng bằng thân máy (body levelling system)

Hệ thống để nâng cao tính năng hoạt động, tiện nghi điều khiển, khả năng làm việc trên dốc, và độ ổn định của máy nông nghiệp làm việc trên dốc, bằng cách làm thăng bằng thân máy chính theo chiều dọc hoặc chiều ngang hoặc kết hợp cả hai.

4  Xác định trọng tâm (COG) của máy tự hành

4.1  Phương pháp xác định và tính trọng tâm của máy không tải

Trọng tâm máy không tải được xác định bằng các giá đỡ và cân (xem Bảng 1 và 2 và Hình 1, 2, và 3).

4.2  Lưu ý và các mục cần quan sát trong phương ph

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11388-2:2019 (ISO 16231-2:2015) về Máy nông nghiệp tự hành - Đánh giá độ ổn định - Phần 2: Phương pháp xác định độ ổn định tĩnh

  • Số hiệu: TCVN11388-2:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản