DẦU, MỠ THỰC VẬT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔNG TAN TRONG TOLUEN
Vegetable fats and oils – Determination of toluene insoluble matter
Lời nói đầu
TCVN 10711:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 28198:2009;
TCVN 10711:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DẦU, MỠ THỰC VẬT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT KHÔNG TAN TRONG TOLUEN
Vegetable fats and oils – Determination of toluene insoluble matter
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng chất không tan trong toluen (TIM) có trong các dạng lecithin, cho thấy có mặt các tạp chất như protein, các chất còn lại sau khi chiết có chứa carbohydrat và các nhiễm bẩn dạng rắn khác. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các dạng lecithin thực vật.
Mục đích của phương pháp là để phân tích lecithin theo yêu cầu. Lecithin [Hệ thống đánh số quốc tế Codex về Phụ gia thực phẩm (INS) số 322] là một loại phụ gia được phép sử dụng thông thường và việc xác định TIM là một phần của các quy định kỹ thuật. Yêu cầu về độ tinh khiết liên quan đến hàm lượng TIM là phụ thuộc vào phương pháp thử cụ thể.
Toluen là một chất thay thế cho benzen vì benzen có thể gây ung thư, đã được sử dụng trong các phương pháp trước đây.
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Chất không tan trong toluen (toluene insoluble matter)
TIM
wTIM
lượng các chất không hòa tan trong toluen ở các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Hàm lượng chất không tan trong toluen được biểu thị bằng gam trên 100 g.
Mẫu được hòa tan trong toluen và được lọc qua chén lọc thủy tinh cỡ lỗ xác định (P 40). Phần còn lại không tan được sấy khô ở (103 ± 2) °C rồi cân.
Không sử dụng chén lọc thủy tinh có cỡ lỗ khác vì sẽ cho các kết quả khác nhau.
CẢNH BÁO – Cần chú ý mọi quy định về xử lý các chất gây nguy hại. Các tổ chức và cá nhân phải tuân thủ các biện pháp về an toàn kỹ thuật.
Trong suốt quá trình phân tích, chỉ sử dụng các thuốc thử đạt chất lượng tinh khiết phân tích, nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có các quy định khác.
4.1. Toluen.
5.1. Chén lọc thủy tinh P40[1]), dung tích 30 ml, cỡ lỗ 16 µm đến 40 µm.
CHÚ THÍCH: Để xác định TIM, Ủy ban chuyên gia hỗn hợp của FAO/WHO về Phụ gia thực phẩm (JECFA) khuyến cáo dùng phễu lọc G3 có độ xốp 16 µm đến 40 µm (xem tài liệu tham khảo [5]). Theo ISO 4793 [1], độ xốp của G3 (G2) được gọi là P 40 (P 100).
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10711:2015 (ISO 28198:2009) về Dầu, mỡ thực vật - Xác định hàm lượng chất không tan trong toluen
- Số hiệu: TCVN10711:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực