Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
XI MĂNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐÔNG CỨNG SỚM BẰNG DỤNG CỤ VICAT
Test Method for Early Stiffening of Hydraulic Cement
Lời nói đầu
TCVN 10653:2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo ASTM C451-08 Standard Test Method for Early Stiffening of Hydraulic Cement (Phương pháp tiêu chuẩn thử độ đông cứng sớm của xi măng).
TCVN 10653:2015 do Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
XI MĂNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐÔNG CỨNG SỚM BẰNG DỤNG CỤ VICAT
Test Method for Early Stiffening of Hydraulic Cement
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ đông cứng sớm của hồ xi măng.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4787:2009, Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
TCVN 5502:2003, Nước sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng.
TCVN 6016:2011, Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ.
TCVN 6017:2015, Xi măng - Phương pháp thử - Xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích.
ASTM C670, Standard Practice for Preparing Precision and Bias Statements for Test Methods for Construction Materials (Hướng dẫn tiêu chuẩn để chuẩn bị công bố độ chụm và độ chệch đối với các phương pháp thử trong lĩnh vực vật liệu xây dựng).
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Đông cứng sớm (early stiffening)
Hồ xi măng, vữa và bê tông sớm mất tính công tác, bao gồm hiện tượng đông kết già và/ hoặc đông kết tức thì. Độ đông cứng sớm của hồ xi măng được biểu thị thông qua phần trăm độ lún cuối của hồ xi măng (ký hiệu là P).
3.2. Hiện tượng đông kết giả (false set)
Hồ xi măng, vữa và bê tông sớm mất tính công tác, tỏa nhiệt không đáng kể và có thể khôi phục được tính công tác bằng cách đảo trộn, mà không cần bổ sung thêm nước.
3.3. Hiện tượng đông kết tức thì (flash set)
Hồ xi măng, vữa và bê tông sớm mất tính công tác, tỏa nhiệt đáng kể và không thể phục hồi được tính công tác bằng cách đảo trộn.
3.4. Độ chụm (precision)
Mức độ gần nhau giữa các kết quả thử nghiệm độc lập nhận được trong điều kiện quy định.
3.5. Độ chệch (bias)
Mức độ sai khác giữa kỳ vọng của các kết quả thử nghiệm và giá trị quy chiếu được chấp nhận.
Xác định độ lún của hồ xi măng có độ dẻo quy định ở thời điểm ban đầu và tại thời điểm sau một khoảng thời gian quy định.
5.1. Cân định lượng, có độ chính xác đến 0,1 g.
5.2. Ống đong 250 mL, có độ chính xác đến 2 mL.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5502:2003 về nước cấp sinh hoạt - yêu cầu chất lượng do Bộ khoa học và công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4787:2009 (EN 196-7 : 2007) về Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6016:2011 (ISO 679:2009) về Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9501:2013 về Xi măng đa cấu tử
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6820:2015 về Xi măng poóc lăng chứa Bari - Phương pháp phân tích hoá học
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6017:2015 (ISO 9597:2008) về Xi măng - Phương pháp xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10653:2015 về Xi măng -Phương pháp xác định độ đông cứng sớm bằng dụng cụ VICAT
- Số hiệu: TCVN10653:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra