Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10404:2015

CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU - KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Dyke work - Geological survey

Lời nói đầu

TCVN 10404:2015 Công trình đê điều - Khảo sát địa chất công trình do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU - KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Dyke work - Geological survey

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định thành phần, khối lượng khảo sát địa chất công trình áp dụng cho việc khảo sát địa chất để xây dựng đê mới. Các công trình sửa chữa, nâng cấp, cải tạo tùy Điều kiện cụ thể để áp dụng. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp không được vượt quá quy định trong tiêu chuẩn này.

1.2. Trường hợp đê có kết hợp với đường giao thông, chọn tiêu chuẩn có yêu cầu cao hơn để áp dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố, áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8477 : 2010, Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;

TCVN 9165 : 2012, Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật đắp đê.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Vùng tuyến đê (Dike route area)

Một khu vực không gian xác định có điều kiện thuận lợi để có thể bố trí một hoặc vài tuyến công trình có các điều kiện tương tự nhau về:

a) Giải pháp công trình;

b) Quy mô công trình;

c) Điều kiện xây dựng;

d) Hiệu ích công trình.

3.2. Tuyến đê (Dike route)

Tuyến cụ thể được xác định bằng hệ tọa độ, có đủ điều kiện để bố trí các hạng mục công trình.

3.3. Thành phần khảo sát địa chất (Contents of geological survey)

a) Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu địa chất đã có;

b) Các công tác khảo sát trên thực địa;

c) Thí nghiệm trong phòng;

d) Lập hồ sơ địa chất công trình.

3.4. Khối lượng khảo sát địa chất (Quantity of geological survey)

Số lượng các thành phần khảo sát địa chất cần thực hiện.

3.5. Tng đất yếu (Soft soil layer)

Tầng đất có khả năng chịu lực kém (bùn, các lớp đất dính ở trạng thái chảy, dẻo chảy).

3.6. Tầng đất thâm nước mạnh (High permeability layer)

Tầng đất rời (cát, cuội sỏi).

3.7. Tng phủ (Top stratum)

Tầng đất khác phủ trên tầng thấm nước mạnh hoặc tầng đất yếu.

4. Kí hiệu và thuật ngữ viết tắt

Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (BCĐT);

Dự án đầu tư xây dựng công trình (DAĐT);

Thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình (TKKT);

Thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình (TKBVTC);

Báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT);

Công trình đê điều (CTĐĐ);

Địa chất công trình (ĐCCT);

Địa chất thủy văn (ĐCTV);

Vật liệu xây dựng (VLXD);

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT);

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10404:2015 về Công trình đê điều – Khảo sát địa chất công trình

  • Số hiệu: TCVN10404:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản