Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 165:2006

THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU
(Ban hành theo Quyết định số 2655/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định thành phần, nội dung, khối lượng công tác khảo sát địa hình công trình đê điều toàn quốc trong các giai đoạn lập Báo cáo đầu tư (BCĐT), Dự án đầu tư (DAĐT), Thiết kế kỹ thuật (TKKT) và Thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC).

1.2. Tính kế thừa của tài liệu giữa các giai đoạn

1.2.1. Tài liệu khảo sát địa hình của giai đoạn sau phải kế thừa chọn lọc tối đa kết quả của giai đoạn trước, tạo thành hệ thống tài liệu địa hình hoàn chỉnh, nhất quán từ giai đoạn BCĐT đến giai đoạn thiết kế.

1.2.2. Các tài liệu địa hình được đo vẽ phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình kỹ thuật hiện hành của Nhà nước và của Ngành.

1.3. Hệ cao, tọa độ sử dụng

- Hệ cao, tọa độ sử dụng đo vẽ tài liệu địa hình công trình đê điều phải là hệ cao, tọa độ của quốc gia hiện hành:

- Lưới mặt bằng phải theo hệ tọa độ VN2000.

- Lưới cao độ phải theo hệ cao độ Hòn Dấu Hải Phòng.

- Trường hợp đặc biệt ở một số công trình đê điều hiện nay đang dùng hệ tọa độ HN72 và hệ cao độ Mũi Nai Hà Tiên thì phải chuyển về hệ quốc gia hiện hành theo các quy định sau:

+ Chuyển hệ HN72 về VN2000 qua chương trình chuyển đổi của Tổng cục địa chính cho phép trong toàn quốc GeoTools 1.2.

+ Chuyển hệ cao độ theo công thức sau:

HMũi Nai = HHòn Dấu + 0,167m

1.4. Thành phần, nội dung khảo sát địa hình

1.4.1. Đề cương khảo sát địa hình

Căn cứ vào nhiệm vụ của chủ đầu tư giao và nội dung yêu cầu của đề cương khảo sát thiết kế tổng hợp của chủ nhiệm đồ án, chủ nhiệm địa hình phải lập đề cương khảo sát địa hình ở một trong hai dạng theo yêu cầu của chủ đầu tư:

- Lập đề cương khảo sát địa hình độc lập.

- Lập nội dung khảo sát địa hình trong đề cương khảo sát thiết kế tổng quát.

1.4.2. Thành phần, nội dung khảo sát địa hình

1. Thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu địa hình hiện có

- Các tài liệu địa hình hiện có trước khi khảo sát địa hình giai đoạn BCĐT và các giai đoạn thiết kế gồm:

- Cơ sở toán học thành lập tài liệu địa hình: hệ cao, tọa độ sử dụng lập tài liệu địa hình, múi chiếu sử dụng.

- Các loại bản đồ địa hình cơ bản ở các tỷ lệ từ 1/100.000 đến 1/10.000.

- Các loại mặt cắt địa hình ở các tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/100.

- Các bảng mô tả, ghi chú, nhật ký (nếu có).

- Phân tích, đánh giá phải khẳng định nội dung tài liệu đã có được sử dụng vào giai đoạn thiết kế về mức độ sử dụng (%) và những hạn chế của tài liệu cần bổ sung hoặc phải đo lại mới (96TCN 44-89 - quy phạm hiệu chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 - 1/50.000 của Tổng cục địa chính).

2. Thành lập tài liệu địa hình mới phục vụ dự án và các giai đoạn thiết kế

- Khống chế lưới mặt bằng.

- Khống chế lưới độ cao.

- Đo vẽ bình đồ, bản đồ địa hình.

- Xác định tim tuyến công trình.

- Đo vẽ cắt dọc, ngang theo tuyến công trình.

- Xác định cao tọa độ các vết lũ, vết lộ, các hố khoan, đào địa chất, địa vật lý.

1.5. Thành phần hồ sơ khảo sát địa hình

1.5.1. Hồ sơ khảo sát địa hình các giai đoạn, gồm:

1. Tập 1: Thuyết minh địa hình, phải thể hiện được nội dung sau:

- Căn cứ thành lập tài li

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 165:2006 về Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình công trình đê điều

  • Số hiệu: 14TCN165:2006
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 14/09/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản