Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10316:2015

VÁN BÓC

Rotary cut veneer

Lời nói đầu

TCVN 10316:2015 do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, dựa theo tiêu chuẩn LY/T 1599-2002 - Rotary cut veneer, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Ván bóc là loại vật liệu chủ yếu được sử dụng trong sản xuất một số loại ván nhân tạo, bất kể là giao dịch trong nước hay quốc tế, thì ván bóc đều được coi là một loại thương phẩm độc lập. Để thuận tiện cho quá trình sản xuất và buôn bán, tiêu chuẩn này được căn cứ vào trình độ sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, có tham chiếu theo một số tiêu chuẩn quốc tế liên quan, ván bóc dùng làm ván mặt được phân thành 5 cấp (I, II, III, IV, V) và ván bóc dùng làm lớp lõi được phân thành 2 cấp (I và II).

 

VÁN BÓC

Rotary cut veneer

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại ván mỏng dùng trong sản xuất ván dán, LVL, ván gỗ ghép.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi bổ sung (nếu có)”;

TCVN 7756-2: 2007. Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định kích thước, độ vuông góc và độ thẳng cạnh;

TCVN 7756-3: 2007. Ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ ẩm.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Lỗ và đường hang (Worm (or borer) holes, worm channels)

Các loại lỗ hoặc rãnh do côn trùng đục, khoét gỗ tạo thành.

3.2. Vết hằn do thực vật sống ký sinh tạo nên (Marks of vines or parasitc plants)

Vết hằn do rễ cây dây leo hoặc thực vật ký sinh ăn sâu vào phần gỗ mà tạo thành những nhóm rãnh nhỏ bên trong gỗ.

3.3. Gỗ lỗi tâm (False heartwood)

Phần gỗ ở tâm bị nấm, mục gây hại làm cho màu sắc sẫm lại, trông giống như lõi gỗ.

3.4. Vết hằn dao (Knife mark)

Vết xuất hiện trên bề mặt ván bóc do dao bóc bị cùn hoặc lưỡi dao bị mẻ tạo ra.

3.5. Vết ố màu (Stain)

Các vết xuất hiện trên bề mặt ván bóc do các chất màu, chất bẩn, dầu nhựa hoặc các loại hóa chất tạo thành.

4. Phân loại

4.1. Phân loại theo loại gỗ

a) Ván bóc từ gỗ cây lá rộng;

b) Ván bóc từ gỗ cây lá kim.

4.2. Phân loại theo công dụng

a) Ván bóc dùng làm lớp mặt;

b) Ván bóc dùng làm lớp sau;

c) Ván bóc dùng làm lớp lõi:

5. Yêu cầu kỹ thuật

5.1. Yêu cầu về nguyên liệu

Tất cả các loại gỗ đáp ứng yêu cầu tạo ra ván bóc.

5.2. Kích thước và sai số cho phép

Kích thước và sai số cho phép của ván bóc phải phù hợp theo các quy định trong Bảng 1.

5.3. Độ ẩm

5.3.1. Độ ẩm của ván bóc dùng làm lớp mặt không được lớn hơn 16 %.

5.3.2. Độ ẩm của ván bóc dùng làm lớp lõi không được lớn hơn 12 %.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10316:2015 về Ván bóc

  • Số hiệu: TCVN10316:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản